Sunday, January 9, 2011

KHAU HIEU BIP CUA HO CHI MINH : DAN BIET DAN BAN DAN KIEM TRA CHI LA DE BUOC DAN TO CAO LAN NHAU

Đó là một trong những khẩu hiệu mà chính phủ và đảng Cộng sản Việt Nam thường lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một khẩu hiệu hay. Nó chứa đựng ba yếu tố căn bản để hình thành và duy trì một chế độ dân chủ, hơn nữa, nó còn làm cho dân chủ thực sự là dân chủ. Ít nhất nó cũng cụ thể hơn cái khẩu hiệu “một chế độ của dân, do dân và vì dân” vốn đã cũ và chỉ dựa trên những nguyên tắc khá chung chung, những nguyên tắc cần thiết trong thời kỳ sơ khai của nền dân chủ trên thế giới, lúc quyền tự do bầu cử và ứng cử mới được xác lập và được xem là hai tiền đề chính của một chế độ “vì dân”.

Có điều, ở Việt Nam, tiếc, cái khẩu hiệu rất hay đó chỉ thuần là một khẩu hiệu.
Quyền được biết, được bàn và kiểm tra của dân chúng là điều mà mọi người mong ước và là những điều kiện thiết yếu của một nền dân chủ thực sự vốn bao gồm ba đặc điểm chính: sự rộng mở (openness), sự minh bạch (transparency) và tính khả kiểm (accountability). Với sự rộng mở, dân chúng được biết, nếu không phải tất cả thì cũng là phần lớn, các chính sách của chính phủ, ít nhất các chính sách không thuộc phạm vi an ninh và quốc phòng. Với sự minh bạch, dân chúng được biết lý do và chi phí cho các chính sách ấy. Cuối cùng, với tính chất khả kiểm, dân chúng có thể theo dõi quá trình thực thi cũng như hiệu quả của từng chính sách để qua đó, có thể đánh giá được chính xác các thành quả, và nhất là, các lời hứa hẹn của chính phủ.
Có thể nói không thể có một chế độ nào có thể gọi là dân chủ nếu thiếu ba đặc điểm vừa nêu. Ngay cả một chính phủ do dân chúng bầu lên, một cách đàng hoàng nghiêm túc chứ không phải là giả hiệu hay do gian lận, cũng không thể được coi là dân chủ nếu không rộng mở, không minh bạch và không thể kiểm tra. Chính phủ Iran hiện nay là ví dụ.
Nhưng chuyện dân biết, dân bàn và dân kiểm tra không phải là những lý tưởng hay những ước mơ. Chúng phải là quyền của dân chúng: dân được quyền biết, dân được quyền bàn và dân được quyền kiểm tra. Quyền, thực sự là quyền, phải được pháp chế hoá, nghĩa là được biến thành luật. Là luật, chúng mang tên khác: quyền tự do thông tin (freedom of information), quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) và quyền tự do chính trị (freedom of politics).
Không có tự do thông tin, người ta không thể biết chính phủ đang làm gì, tại sao họ quyết định làm như thế và cách thức tiến hành cũng như kết quả công việc của họ như thế nào. Không có tự do ngôn luận, dân chúng không thể bàn bạc được chuyện gì cả. Và không có tự do chính trị, một mặt, không thể bảo đảm hai quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận vừa nêu; mặt khác, dân chúng không thể kiểm tra các việc làm của chính phủ được.
Tất cả những điều vừa trình bày đều sơ đẳng và quá hiển nhiên đến độ gần như không cần phải phân tích thêm. Chắc chắn giới lãnh đạo Việt Nam biết rất rõ tất cả những điều đó. Biết, nhưng họ làm ngơ. Điều họ muốn không phải là việc thực thi mà đơn giản chỉ là những sự mị dân.
Trên thực tế, tất cả những điều họ làm đều ngược lại.
Dân biết ư? Ở Việt Nam, tất cả những gì người dân được biết chỉ là những khẩu hiệu hay những bài diễn văn dài dòng, lê thê, ồn ào và rỗng tuếch. Mọi chính sách, kể cả các chính sách xã hội, đều được quyết định một cách âm thầm, thậm chí, lén lút, đâu đó. Có vô số sự kiện lớn trong xã hội, rõ nhất là các vụ tham nhũng, dân chúng biết chủ yếu qua các phương tiện truyền thông đại chúng ở phương Tây.
Chuyện dân bàn mới hài hước. Thỉnh thoảng chính phủ và đảng Cộng sản nêu lên một số vấn đề cho dân chúng góp ý, nhưng hầu như họ chỉ đón nhận những sự “nhất trí”, hầu hết đều là những sự nịnh bợ giả dối. Bất cứ lời bàn luận nào đi ngược lại chủ trương chung của họ đều bị xem là tiêu cực, chủ quan, bi quan, võ đoán, xuất phát từ những động cơ xấu, nếu không muốn nói là “phản động” hoặc “phá hoại”. Và dĩ nhiên, tất cả đều bị vất vào sọt rác. Ngay cả những sự phản biện công khai, một cách quang minh chính đại, trên các diễn đàn Quốc Hội, cũng bị sổ toẹt.

Sunday, November 28, 2010

CNCS : BAO LUC VA DOI TRA LA CON DUONG TIEN NHANH NHAT

CAI TRI BANG BAO LUC VA DOI TRA LA CON DUONG DE THANH CONG NHAT
Bịt miệng công lý và sự thật
Lịch sử vũ trụ và lịch sử loài người là một cuộc tiến hóa, nghĩa là biến đổi theo chiều tiến tới, đi lên, hướng về hoàn thiện. Là đỉnh cao cuộc tiến hóa sinh vật, con người đã sớm từ giã các anh em mình trong loài linh trưởng để bắt đầu cuộc tiến hóa tinh thần, nghĩa là hướng về, tìm đến chân thiện mỹ. Hướng về chân bằng cách đi tìm sự thật trong thế giới vật lý và thế giới tâm linh, từ đó sáng nghĩ ra triết lý, tôn giáo, khoa học. Hướng về thiện bằng cách đi tìm những giá trị luân lý cao cả, từ đó sáng nghĩ ra các nền đạo đức, nhất là đạo đức tôn giáo. Hướng về mỹ bằng cách đi tìm cái đẹp dưới mọi dạng thức, từ đó sáng nghĩ ra nghệ thuật. Đẹp đây chính là sự hài hòa kết hợp giữa các thành phần, như điệu nhạc đẹp là sự hài hòa kết hợp giữa các âm thanh, vũ điệu đẹp là sự hài hòa kết hợp giữa các cử chỉ, bức tranh đẹp là sự hài hòa kết hợp giữa các màu sắc, con người đẹp là sự hài hòa kết hợp giữa các đường nét cơ thể, cộng đồng đẹp là sự hài hòa kết hợp giữa các tâm tính. Sự hài hòa kết hợp giữa các tâm tính này còn có tên gọi là tình yêu và đây là nghệ thuật cao vời hơn cả. Nhân loại đã luôn nỗ lực đi tới sự hòa hợp các tâm tính này, từ cộng đồng nhỏ là gia đình bộ tộc, đến cộng đồng lớn là quốc gia quốc tế, cố công xây dựng một tình yêu thương, tình liên đới ngày càng rộng rãi và đích thực. Nói tóm, càng tiến tới chân thiện mỹ bao nhiêu, loài người càng cố gắng từ bỏ dối trá lường gạt, tàn ác bạo hành và hận thù chia rẽ bấy nhiêu.
Khi chủ nghĩa và chế độ cộng sản ra đời, nó cũng tự giới thiệu mình như đi theo con đường tiến hóa đến chân thiện mỹ đó, thậm chí còn cho rằng mình là hàng ngũ tiên phong, vì hiện thân “đỉnh cao trí tuệ”, vì xây dựng “đạo đức cách mạng”, vì mở ra “thế giới đại đồng”. Mỉa mai thay, thực tế lịch sử cho thấy cộng sản chỉ là sự thoái hóa khốn nạn của loài người, vì hơn bất cứ học thuyết và tổ chức nào khác, bản thân và chủ trương của nó chỉ thuần là dối trá lường gạt, tàn ác bạo hành và hận thù chia rẽ. Càng tiến đến gần ngày cáo chung của nó (vì làm sao nó có thể đi ngược bánh xe lịch sử?), thì những tính cách và hành động nói trên càng gia tăng. Cụ thể tại VN hiện giờ, người ta ngày càng thấy vô số hiện tượng biểu lộ bản chất trên 3 phương diện ấy của CS như sau :
1- Dối trá lường gạt. Nổi bật nhất là vụ tập đoàn Vinashin và dự án bauxite. Hơn 4 năm trời làm ăn lỗ lã, tham nhũng rút ruột lên đến 120 ngàn tỷ đồng(4 tỷ đôla), thế mà ban lãnh đạo tập đoàn này vẫn không bị phát hiện. Sự thanh tra lỏng lẻo, đình hoãn hay bị ngăn chặn (trước tiên bởi Nguyễn Tấn Dũng) đã đưa đến thảm trạng như lời bình luận của tạp chí nổi tiếng Le Monde (ngày 20-7-2010): “Tổng công ty đóng tầu biển Vinashin là nhóm cơ sở quốc doanh to lớn bậc nhất của nền công nghiệp VN hiện trong tình hình gay go. Từ tình trạng quản lý quá lỏng lẻo quỹ công, dự án vạch ra không hợp lý, thanh tra các dự án bị buông trôi, nay Tổng công ty Vinashin phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ, lên đến 4 tỷ đôla”. Vậy mà phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng còn tiếp tục lừa gạt công luận bằng lời hứa hão: “Chính phủ đã có kế hoạch tái cấu trúc để cứu con tàu Vinashin. Một kế hoạch sẽ cho ra một Vinashin mới vào năm 2015”, và chủ tịch Quốc hội CS Nguyễn Phú Trọng còn tiếp tục che giấu sự vụ qua việc hôm 11-11 mới rồi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời cho đại biểu Nguyễn Minh Thuyết rằng : "chưa cần thiết trình Quốc hội việc thành lập ủy ban lâm thời" để điều tra vụ Vinashin!?!
Dự án bauxite Tây Nguyên, dù bị phản bác mạnh mẽ và rộng rãi qua hai kiến nghị của hàng ngàn người (đa số là trí thức và chuyên gia) cũng như bị chứng thực tỏ tường và thê thảm qua hai biến cố, một ở Hungari và một ở Cao Bằng, vẫn tiếp tục là trò lường gạt của CS về phương diện kinh tế, kỹ thuật, môi trường, như người ta thấy rõ qua cuộc tranh luận trực tiếp về chủ đề “Nên hay không nên tiếp tục dự án bô-xít Tây Nguyên” do báo điện tử VietnamNet tổ chức ngày 27-10, qua bài viết “Bô xít Tây Nguyên: màn kịch lừa phỉnh vẫn tiếp tục!” của kỹ sư Lê Quốc Trinh từ Canada ngày 10-11-2010 hay bài “Bài toán môi trường cho hồ bùn đỏ Tây Nguyên: chưa giải được” của luật gia Trần Đình Thu 01-11-2010 chẳng hạn. v.v…
2- Tàn ác bạo hành: CS ngày càng bạo hành tàn ác đối với nhân dân và cộng đoàn tôn giáo, không những để cướp bóc đất đai nhà cửa mà còn đánh đập và giết chết họ nữa. Ví dụ tại 42 Nhà Chung và các giáo xứ Thái Hà, Đồng Chiêm (Hà Nội), tại Tam Tòa (Quảng Bình), Nguyệt Biều, Loan Lý (Thừa Thiên-Huế) với hàng trăm ha; tại giáo xứ Cồn Dầu (Đà Nẵng) với hơn 100 ha; tại khu đô thị mới Thủ Thiêm (Sài Gòn) với 930ha; tại khu trung tâm thương mại Eden (Sài Gòn) với khoảng 80 hộ dân và cơ sở; tại làng đại học quốc gia Thủ Đức với 1.105 gia đình nghèo. Mới nhất là tại cơ sở Hội truyền giáo Cơ đốc thành phố Quảng Ngãi, với diện tích 4.700m2 (vụ việc ngày 11-11-2010).
Đối với các nhà dân chủ, để triệt tiêu mọi mầm mống đấu tranh đối kháng. Chẳng hạn bắt giữ các ông bà Phạm Minh Hoàng, Dương Kim Khải, Nguyễn Thành Tâm và Trần Thị Thúy từ tháng 7-2010. Bao vây, khám nhà và bắt giữ ông Vi Đức Hồi, thành viên Khối 8406 và nguyên Hiệu trưởng trường đảng tại Lạng Sơn ngày 7-10-2010. Sách nhiễu và thẩm vấn nhiều thành viên Khối 8406 như kỹ sư Đỗ Nam Hải, bà Lư Thị Thu Trang tại Sài Gòn. Hăm dọa tính mạng của nhà giáo Vũ Hùng, nhà văn Trần Khải Thanh Thủy và kỹ sư Trương Minh Đức vốn đang trong ngục.
Đối với các nhà hoạt động công đoàn, để đè bẹp phong trào đòi công bằng của công nhân. Chẳng hạn kết án tù nặng ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, cô Đỗ Thị Minh Hạnh và ông Đoàn Huy Chương hôm 26-10-2010; hạch hỏi và hăm dọa nữ luật sư Lê Thị Công Nhân vốn muốn tái khởi động Công đoàn độc lập và liên lạc với nhiều nhà hoạt động công đoàn gốc Việt ở nước ngoài.
Đối với các nhà tranh đấu cho nhân quyền, để bịt miệng công lý và sự thật. Chẳng hạn đã mở chiến dịch đánh phá quy mô trên internet nhắm vào các trang dân báo và các trang dân chủ; tiếp tục giam cầm ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), bắt giữ ông Phan Thanh Hải (blogger Anh Ba Sài Gòn) và cô Lê Nguyễn Hương Trà (blogger Cô Gái Đồ Long), sách nhiễu cô Tạ Phong Tần trong tháng 10 vừa qua; gần đây nhất, hôm mồng 4 tháng 11, là bắt giữ rồi bêu riếu TS Cù Huy Hà Vũ, tiếp đó truy tố ông về tội gọi là "tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, thực hiện đa nguyên, đa đảng".
Đối với các lãnh đạo tôn giáo, để trấn áp thế lực tinh thần mà CS khó kiểm soát này. Chẳng hạn vu khống, hăm dọa, tấn công bản thân, cộng sự viên và cơ sở của Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Đại diện Hội đồng Giáo phẩm Hội thánh Tin lành Mennonite Việt Nam từ tháng 10-2010. Ngăn cản Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội (Giáo hội Phật giáo VNTN) gặp gỡ tặng quà cho các Thương binh VNCH ngày 28-10-2010 tại Quảng Trị. Chặn đường, hăm dọa và dự tính hành hung Giám mục Micae Hoàng Đức Oanh tại Kontum ngày 07-11-2010 khi Giám mục này đang đi thăm viếng giáo dân và cử hành Thánh Lễ…
3- Hận thù chia rẽ: Cộng sản không ngừng và ngày càng gieo hận thù, chia rẽ, nghi kỵ từ giữa các công dân tới các cộng đoàn, nhất là ở đâu có mầm mống đối kháng. Chẳng hạn vu khống luật sư Cù Huy Hà Vũ có liên hệ với gái mại dâm để tàn phá thanh danh lẫn gia đình của ông; dùng sự hăm dọa hay lời dụ dỗ để biến nhiều giáo dân thành giáo gian tại Cồn Dầu, lũng đoạn cộng đoàn của họ hầu sớm đạt tới mục tiêu xóa sổ họ đạo này; ngụy tạo băng hình video để bêu riếu mạ lỵ nhiều chức sắc tôn giáo quan trọng hầu làm họ mất uy tín; len lỏi vào hàng ngũ các lãnh đạo tinh thần cao cấp hay các cơ quan tôn giáo chủ yếu, khống chế bằng lời hứa hẹn hay việc bạch hóa để khiến họ phải lặng im thỏa hiệp hay trở thành tay sai công cụ của chế độ. Nhìn xa hơn, người ta biết rằng từ năm 1975, CS đã tìm cách nặn nên các Giáo hội quốc doanh (trong Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo…) hay thành phần quốc doanh trong Công giáo. Mới đây thôi, qua bài viết “Giáo hội Phật giáo VNTN và Giáo hội Phật giáo VN khác nhau chỗ nào ?” đăng trên trang mạng của Phòng Thông tin PGQT ngày 15-11-2010, Thượng tọa Thích Viên Định tố cáo: “Sáu mươi lăm năm qua, CS đã theo chủ thuyết vô thần Mác-Lênin, đấu tranh giai cấp, củng cố nền cai trị độc tài của Đảng, không dung hòa với các thành phần dân tộc khác, là phá hoại sự đoàn kết dân tộc. Năm 1981, CS lập Giáo hội Nhà nước, thành viên của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức ngoại vi công cụ của đảng, để chống lại GHPGVNTN dân lập truyền thống, là phá hoại nội bộ Phật giáo. Từ năm 1992, sau 10 năm triệt phá làm cho GHPGVNTN bị tê liệt, vẫn còn chưa đủ, CS lại tiếp tục tìm cách đánh phá để tiêu diệt cho bằng được mới thôi. Tài liệu tuyệt mật của bộ Công an đã chỉ thị hai biện pháp tấn công cơ bản : “Phân hoá cao hàng ngũ giáo sĩ, tranh thủ số có xu hướng tiến bộ, lôi kéo số lưng chừng ; răn đe những biểu tượng có biểu hiện tiêu cực; đối với số cực đoan chống đối phải cắt đứt tay chân, lấy giáo luật, pháp luật đấu tranh, không cho chúng co cụm đánh phá ta”. “Củng cố nòng cốt, cốt cán của ta đặt biệt là trong tăng tín đồ Phật giáo, thúc đẩy cách mạng trong vùng giáo”. Phá hoại nội bộ Phật giáo, phá hoại đoàn kết dân tộc, thì đến bao giờ Tổ quốc VN mới hùng mạnh, tự chủ, tự cường để sánh vai cùng các dân tộc văn minh khác trên thế giới ?” Dĩ nhiên, lời tố cáo này cũng là nói thay cho mọi tôn giáo tại VN.
Nói tóm, chủ nghĩa, chế độ và chính đảng Cộng sản, tự bản chất, luôn khao khát quyền lực tuyệt đối và ham muốn quyền lợi tột bực, do đó không ngừng bị ám ảnh đến độ phải sử dụng bạo lực, dối trá, hận thù như một sách lược chính thức để thực hiện cho bằng được hai mục tiêu này. Và càng bị hăm dọa tứ bề, càng đến gần ngày bị khai tử, nó càng lộng hành, càng chơi bạo. Nhưng càng ứng xử như thế, nó chỉ càng chứng tỏ câu định nghĩa về lịch sử, bản chất và số phận của nó là : “Sinh ra từ đói nghèo và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của toàn thể nhân loại”. Dính dáng bản thân, gắn bó tên tuổi vào nó như tác nhân xây dựng, như tay sai công cụ hay như thành phần thỏa hiệp, đó chẳng phải là ô nhục tột cùng và hiểm họa to lớn hay sao ?
BAN BIÊN TẬP

Friday, June 22, 2007

Cha Vàng: 3 năm bị cùm hai chân , cả hai tay trong xà lim số 5 của Cộng Sản

Đêm Noel Trong Xà Lim Số 6
Ngày tháng: 28/12/2006

Vũ Ánh
Mùa Giáng Sinh 2006



Ngày 29-4-1984, tôi được chuyển sang xà lim số 6 trại A-20 ở chung với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, linh hồn của một vụ nổi dậy do ngài và người em chủ trương năm 1976. Tôi hoàn toàn không hiểu lý do của việc chuyển xà lim cá nhân này. Ðây cũng là ngày mà tôi đánh dấu 3 năm bị cùm hai chân và có giai đoạn cả hai tay trong xà lim số 5. Phải nói là tôi bị gông thì đúng hơn. Nếu quý vị được nhìn thấy những tội phạm của thời phong kiến bị gông như thế nào thì chúng tôi bị gông như thế nấy. Chỉ có khác là nhà tù Cộng sản không gông cổ mà thôi.

Linh Mục Vàng, một nhà giảng đạo lỗi lạc của dòng Chúa Cứu Thế, sau khi bị lên án chung thân khổ sai sau vụ và em ruột ngài là Linh Mục Hiệu bị xử tử, đã bị đưa lưu đầy tại trại A-20 Xuân Phước. Khi tôi đã nằm cùm trong biệt giam trong phòng số 5 được 2 năm thì một hôm Linh Mục Nguyễn Văn Vàng lúc ấy từ trại lao động bị đưa vào xà lim số 6, bên cạnh xà lim tôi bị giam.

Khi còn ở ngoài trại lao động, ngài là đối tượng theo dõi của đám an ninh trại giam, nhất cử nhất động đều không qua mắt được một giàn ăng ten dầy đặc vây quanh vị tu sĩ công giáo này. Bọn an ninh trại nói thẳng ra rằng nếu chúng bắt gặp bất cứ tù nhân nào liên hệ với Linh Mục Nguyễn Văn Vàng, sẽ cùm ngay.

Tôi là một Phật tử, nhưng mối liên hệ với Cha Vàng khá thân thiết và chúng tôi thường đàm đạo với nhau vào mỗi ngày sau giờ cơm chiều trước khi điểm số để vào buồng giam, không chấp lệnh của trại. Có lẽ đây là lý do bọn an ninh trại đưa tôi đi “nghỉ mát” trước và 2 năm sau họ đưa Cha Vàng và một vài anh em nữa vào những chiếc hộp nhỏ ở ngay say nhà bếp của trại A. Trại tập trung A-20 ở Xuân Phước thường được chúng tôi gọi là trại trừng giới (danh từ có từ thời Pháp thuộc để chỉ những trại có quy chế trừng trị tù nhân khắt khe). Cục Quản Lý Trại Giam của Cộng Sản thì gọi những loại trại này là Trại Kiên Giam. Tại sao chính quyền Cộng Sản gọi những trại được đánh mã số bằng chữ A và tiếp theo là một hàng con số? Thật ra thì rất ít người được biết lý do tại sao lại gọi A-20 là một trại kiên giam nếu không có dịp bị gọi đi thẩm cung nhiều lần trước khi được “gởi” vào những chiếc “hộp” ở Xuân Phước. Sau biến chuyển đánh dấu bằng việc Trung Quốc tấn công 6 tỉnh sát biên giới Việt Trung năm 1979, Cục Trại Giam được lệnh thực hiện một kế hoạch gọi là “Phương Án 4”, nghĩa là thực hiện một kế hoạch tuyển lựa tất cả những thành phần cứng đầu “không thể cải tạo được nữa” để đưa vào những trại A và trại Z. Kế hoạch này là tác phẩm của một viên Ðại Tá về sau này trở thành một tướng lãnh công an tên là Hoàng Thanh (có lẽ là bí danh). Hoàng Thanh đã thẩm cung chúng tôi và rất nhiều tù nhân khác mấy tháng trước khi tôi bị chuyển trại về A-20. Lần sau cùng là vào mùa Thu 1979, khi thẩm cung tôi lần chót, ông ta cười cười nham hiểm nhưng nói huỵch toẹt: “Tôi biết chắc chắn là khi chuyển về trại mới, các anh không còn ngày ra. Cho nên tôi khuyên các anh là tốt nhất nên ngoan ngoãn để hưởng khoan hồng của nhà nước, nói chung là được mang vợ con cách anh lên lập nghiệp ở đây cho gần. Khu vực trai giam sau này sẽ trở thành một đập nước và một thị trấn. Chúng tôi muốn thiết lập một trong những tiểu Siberia. Bây giờ, tôi thấy không còn cần phải giấu diếm gì các anh nữa”.

Trại A-20 lúc đầu (1979) có tới 4 trại được đánh số A, B, C, D, ở cách nhau trên dưới 5 cây số. Trại A được xây hoàn bằng bê tông cốt sắt tường, bệ nằm, vườn rau ao cá dưới những rặng dừa xanh tốt. Nhưng bên trong những dãy nhà gạch, mái ngói đỏ au đó là những phương thức câu thúc thân thể và tinh thần không khác dưới các trại giam ở Siberia dưới thời Stalin mà phần lớn người đọc sách ở Miền Nam Việt trước 1975 đều biết qua cuốn “Quần Ðảo Gulag” của văn hào Solzhenitsin. Tôi sẽ có dịp nói đến chuyện này trong một bài viết khác. Bây giờ tôi quay lại chủ đề của bài viết này.

Những người dây dựng trại Xuân Phước là ai? Cái oái oăm của lịch sử mà chúng tôi gặp phải chính là ở chỗ: Trại tù này lại do chính bàn tay của những người từng được di tản tới Guam trước ngày 30-4-1975, sau đó lại biểu tình đòi trở về lại Việt Nam bằng tầu Việt Nam Thương Tín, tạo dựng lên. Lúc chúng tôi được chuyển trại về đây thì có một số vẫn chưa được trả tự do. Chạy nạn Cộng Sản tới Guam, rồi vì những lý do riêng biệt hầu hết là vì gia đình còn kẹt lại, trong cơn hoang mang và đau khổ tột độ, tình cảm che lấp lý trí và bị kích động, họ đòi quay trở về với lý do xây dựng lại quê hương sau chiến tranh. Nhưng người Cộng Sản thừa hiểu, những người tị nạn này quay trở về chỉ vì có người còn vợ con, có người còn mẹ già không có người săn sóc, có người hoảng loạn bỏ lại vợ mới cưới, người tình đằng sau. Cho nên, Cộng Sản mở một cuộc đón tiếp để quay phim chụp hình và sau đó đẩy tất cả đàn ông vào khu rừng Xuân Phước và bị buộc phải xây dựng nhà tù này để chính quyền Cộng Sản giam giữ chính những đồng đội của mình. Tôi đã có rất nhiều dịp tiếp xúc với họ, nên hiểu được tấm lòng của họ và thấy họ đáng thương quý hơn là đáng trách. Một sĩ quan xưng là quản gia cho tướng Nguyễn Cao Kỳ tâm sự với tôi: “Cậu tính coi, lúc đó vì hoang mang đi gấp không kịp lôi vợ con và bà mẹ già theo. Ðến Guam, cứ nghĩ đến họ, làm sao nuốt nổi miếng cơm chứ. Tôi biết nhiều người không thể thông cảm được lý do tôi trở về, trong đó có thể có cả vợ con tôi nữa, nhưng đành chịu vậy. Cho nên dù bị đẩy vào hoàn cảnh khốn nạn như thế này, tôi vẫn thấy lương tâm yên ổn hơn”.

Tôi không có ý định nói chi tiết về vụ này mà muốn trở lại cái đêm Noel trong xà lim số 6. Xà lim là tiếng dịch theo âm Việt Nam của “cellule” (tiếng Pháp), xuất hiện trong văn chương và báo chí từ thời Pháp thuộc. Thực ra nếu tra tự điển tiếng Anh Việt hay Pháp Việt, chữ cell hay cellule đều có nghĩa là “tế bào”. Trong các trại tù của những quốc gia theo chủ nghĩa tư bản cũng như chủ nghĩa cộng sản, hoặc các quốc gia dân chủ tự do, những “tế bào” vẫn được hiểu là những phòng biệt giam cá nhân để trừng phạt những tù nhân nguy hiểm. Những phòng biệt giam cá nhân này thường được xây dựng theo một tiêu chuẩn giống nhau: Không gian nhỏ hẹp của chúng phải đáp ứng được nhu cầu trừng phạt cả thể xác lẫn tinh thần người tù. Riêng tại các trại cải tạo do người Cộng Sản dựng lên, những phòng biệt giam cá nhân được gọi bằng một nhóm từ “nhà kỷ luật”. Trại A ở A-20 Xuân Phước có một dãy 10 phòng biệt giam cá nhân, mỗi phòng như vậy giống như một cái hộp với bề rộng 3 thước, dài 3 thước, cao 6 thước, xây dựng bằng vật liệu bê tông cốt sắt, kín mít chỉ có một lỗ tò vò nhỏ ở cánh cửa trước để cho vệ binh kiểm soát tù nhân ở bên trong. Ở phía trong mỗi xà lim cá nhân, có hai bệ nằm song song, cách nhau bằng một khoảng hẹp khoảng nửa thước. Người tù nằm trên bệ quay mặt ra phía cửa hai chân bị cùm chặt bằng một cùm sắt (trong hình), có nhiều trường hợp bị cùm cả hai chân hai tay.

Nhưng cùm như thế nào? Có phải là cùm bằng còng số 8 như ta thấy cảnh sát Mỹ còng tay phạm nhân để giải giao về sở cảnh sát không? Thưa không phải như vậy! Làm gì chúng tôi lại được ưu đãi đó. Loại còng trong những xà lim mà tôi trải qua suốt 5 năm liên tiếp tại A-20 trong rừng Xuân Phước là “cùm Omega”. Tại sao lại gọi loại cùm này bằng cái tên của một hiệu đồng hồ rất nổi tiếng là đồng hồ Omega. Hai cái vòng sắt để khóa hai chân người có hình thù giống y chang logo của đồng hồ Omega (minh họa của Bùi Ánh). Khi bị còng trong xà lim, người tù cải tạo bị đẩy ngồi lên bệ nằm, duỗi thẳng hai chân. Viên cán bộ an ninh trại giam sai một trật tự lấy ra một lô vòng sắt hình ký hiệu omega ra và ướm thử vào cổ chân người tù. Nếu đám an ninh trại giam không có ý định trừng phạt nặng tù nhân cải tạo thì họ ra lệnh cho trật tự lấy hai vòng omega vừa vặn với cổ chân người tù cải tạo. Ngược lại nếu họ muốn trừng phạt nặng và muốn làm nhiễm độc thối chân người tù, họ tra vào cổ chân tù cải trạo hai vòng omega nhỏ hơn vòng cổ chân rồi đóng mạnh xuống. Khi cổ chân người tù lọt vào được chiếc vòng omega, nó đã làm trầy trụa một phần hay nhiều phần cổ chân người tù. Sau đó, họ tra vào bên dưới một cây sắt dài qua những bốn lỗ tròn ở hai vòng omega, một đầu cây sắt ăn sâu vào mặt tường trong, đầu phía ngoài của thanh sắt được xỏ qua một chốt được gắn thật sâu xuống cạnh bên ngoài của bệ nằm. Một cây sắt khác ngắn hơn, một đầu được uốn tròn, đầu kia của cây sắt này được đánh dẹp và khoan một lỗ nhỏ. Khi hai thanh sắt này được khóa chặt với nhau thì một đầu của cây sắt dọc sẽ xuyên qua một lỗ nhỏ tường phái trước, thò ra ngoài ra ngoài một đoạn. Chỉ việc tra một cái khóa vào đầu phía ngoài ấy của thanh sắt dọc là tất cả hệ thống trên sẽ tạo thành một cái cùm thật chặt khó lòng một người tù nào có thể mở khóa vì mấu chốt để tháo cùm là ổ khóa bên ngoài. Phải mở được ổ khóa bên ngoài thì mới mở được cùm.

Có bốn mức cùm dành cho một tù cải tạo khi họ bị biệt giam ở trại Xuân Phước: Mức độ 1: Cùm một chân phải, mức độ 2: Cùm một chân trái, mức độ 3: Cùm hai chân, mức độ 4: Cùm hai chân hai tay. Tôi đã trải qua mức độ 4 trong 8 tháng liên tiếp, sau đó giảm xuống mức độ ba, rồi lại tăng lên mức độ 4 trước khi giảm xuống mức độ 3, 2 rồi 1. Khi còn bị cùm mức độ 4, ngoài hai bữa ăn và ban đêm, tôi được tháo cùm 2 tay, thời gian còn lại lúc nào tôi cũng phải ngồi cong như con tôm luộc vì kiểu cùm độc ác này. Sở dĩ tôi được giảm xuống mức độ 3 rồi trở lại mức độ 4 chỉ vì một sự kiện: Sự can thiệp của Hội Ân Xá Quốc Tế để thả tôi ra. Khi hai thành viên của Hội này là bà Frederick Fuchs (người Bỉ) và ông Pierre Carreaux (cựu chiến binh người Pháp) từ Belgique bay qua Bangkok với một danh sách 14 ký giả, phóng viên bị trả thù bởi chế độ mới tại Việt Nam và đòi đến Hà Nội để được gặp mặt những người này. Chỉ có bà Fuchs là được vào Hà Nội, nhưng bà chỉ được nhận hồ sơ can thiệp và được phép thăm bà mẹ tôi tại Saigon chứ không được đến trại A-20 gặp mặt tôi. Khi bà Fuchs đòi chiếu khán ở Bangkok để vào Hà Nội trùng vào thời điểm tôi được tháo cùm hai tay và thời gian bà Fuchs rời Hà Nội trùng thời gian tôi bị trở lại mức cùm số 4. Trước khi tôi được tháo cùm hưởng ân huệ ở mức độ 2, thì một phái đoàn do Hoàng Thanh hướng dẫn từ Hà Nội vào “thăm” A-20. Ông ta lôi một lô những người tù cải tao đang nằm trong biệt giam tại trại A cũng như B ở A-20 ra thẩm cung. Tôi được một trong những thẩm vấn viên cho xem bản sao những lá thư can thiệp đòi thả tôi, và 13 ký giả khác trong đó có kèm theo cả những lá thư của bằng hữu và đồng nghiệp với tôi ở Pháp, trong đó có thư của ông Trần Văn Ngô tức ký giả Từ Nguyên, một cựu phóng viên của Việt Tấn Xã thuộc lớp đàn anh chúng tôi. Sau đó anh ta nói thẳng với tôi: “Bọn mày thấy đấy, mấy thằng Tây này kể cả mấy thằng ký giả Việt gian chạy trốn tổ quốc không thể đánh tháo chúng mày được. Khôn hồn thì chịu cải tạo để không bị chết trong cùm. Suốt đời chúng mày sẽ không ra khỏi cái thung lũng này được đâu. Ân Xá Quốc Tế hả, còn khuya bọn nó mới làm gì được chúng tao”. Tôi không trách gì việc can thiệp này mà lại còn vui là đằng khác, bởi vì nó củng cố cho tôi một niềm tin và thấy được tấm lòng hào sảng của bạn bè đồng nghiệp ra được nước ngoài. Tôi thành thật tri ân họ.

Những ngày tiếp theo, tôi bị nâng cùm ở mức độ 4 và bị cắt khẩu phần ăn xuống chỉ còn bằng một nửa so với các anh em bên ngoài, nghĩa là chỉ còn mỗi bữa ăn 150 grams. Nếu tính chi ly ra thì 150 grams thực phẩm mỗi ngày gồm khoản 5 lát khoai mì khô luộc và một muỗng cơm, tất cả chan đẫm nước muối và được phát cho nửa ca nước một ngày. Ăn mặn và uống nước ít, người rất dễ bị phù sẽ ảnh hưởng tới thận. Trong tù mà bị thận thì kể như tàn đời. Cho nên ăn lúc đó trở thành ít quan trọng hơn dù lúc đó chúng tôi đã là lũ ma đói. Cái khát triền miên đã che đi cái đói. Nếu tôi muốn ăn muốn ăn được khẩu phần dành cho người đang bị trừng phạt phải dùng ít nhất nửa phần nước để rửa bớt cái mặn của nước muối được chan vào cơm và khoai mì. Tôi không dám hy sinh những muỗng nước quý như vàng lúc đó để rửa phần khoai. Tôi nghĩ chỉ có cách nhịn, nhưng càng đói lả đi thì mồ hôi ra như tắm, một tình trạng hết sức nguy hiểm. Cha Vàng thấy tôi lả đi, ngài đập cửa báo cáo nhưng đám cán bộ của nhà kỷ luật im lặng, coi như không có chuyện gì xảy ra. Buổi trưa hôm đó, cha Vàng nẩy ra một ý kiến. Ngài nói: “Anh không thể tránh ăn mãi như thế. Nếu chúa che chở cho mình, phù cũng không chết. Bố tự trách không nghĩ ra việc hy sinh nửa ca nước của bố cho anh. Khoai mì ít ngấm nước muối hơn. Bố sẽ hy sinh nửa phần nước để anh rửa khoai mì cho bớt mặn”. Tôi khước từ: “Bố (trong tù chúng tôi đều gọi tất cả các tu sĩ của các đạo giáo là bố hết) lớn tuổi sức chịu đựng yếu rồi, nhịn khát như con không được đâu”. Ông cười: “Sao biết không được, đã thử đâu mà biết không được”. Tôi chọc ngài cho bớt căng thẳng: “Thế bố đã thử chưa mà khi đi giảng đạo có lúc bố nói về hạnh phúc lứa đôi”. Cả hai chúng tôi đều cười vang. Cha Vàng nói: “Ê này, để bố nói cho anh nghe chuyện này. Bố dù là linh mục thì cũng là người, con tim cũng rung động như mọi người khác, nhiều lúc bố cũng muốn thử. Những lúc như thế mình phải tranh đấu với chính bản thân mình ghê lắm để đừng vượt rào đi ăn tình. Ðiều này cũng cần can đảm mới làm được. Tín đồ kính trọng người tu hành là kính trong sự can đảm ấy, kính trọng sự vượt qua để phụng sự, chứ nếu giống như thường tình thì nói gì nữa”.

Vâng thưa quý vị, giải pháp của Cha Vàng đã khiến cho một tuần, hai tuần, ba tuần qua đi nhanh và vô hiệu hóa được sự trừng phạt. Vào tuần lễ thứ tư của cuộc trừng phạt, như một phép lạ, viên cán bộ phát cơm nhà kỷ luật không phải là tên trực trại như thường lệ mà là một anh chàng lạ hoắc. Tù nhân mang cơm cho nhà kỷ luật cũng không phải là Hùng đen mà là Tuấn “sún” ở đội tù hình sự. Thông thường, khi vào phát khẩu phần cho nhà kỷ luật, viên cán bộ trực trại thường mở xà lim có tù nhân “bị gởi” (tù nhân bị ăn chế độ trừng phạt) trước. Nhưng lần này thấy các xà lim được lần lượt mở từ 1 cho đến 9 (số hên?) Xà lim 10 không có “khách”.

Ðến xà lim số 6, cha Vàng đưa hai chiếc bát nhựa và hai ca đựng nước ra trong khi viên cán bộ đích thân mở khóa tay cho tôi. Viên cán bộ này mặc đồ công an không lon lá gì cả nên không biết cấp bậc anh ta. Phát khoai xong, thấy Tuấn “sún” múc một vá nước muối, viên cán bộ nói ngay: “Ít muối thôi, chan đẫm vào, làm sao người ta ăn được”. Ðến phần nước, khi thấy Tuấn “sún” múc đầy cả hai ca, tôi hiểu rằng hôm đó tên cán bộ trực trại có việc gì đó không mở trại kỷ luật được, nên nhờ bạn thay thế. Vì làm thế nên anh chàng này không còn nhớ hoặc không thèm nhớ là trong trại có tù nhân phải ăn khẩu phần dành cho chế độ trừng phạt. Phát xà lim số 9 xong, lại thấy có tiếng chìa khóa mở cửa xà lim số 6 của tôi. Tôi đinh ninh rằng họ quay lại để lấy bớt phần nước nên tôi vội vàng cầm ca nước uống hết. Nhưng không, Tuấn “sún” xách thùng nước đứng ở cửa phòng hỏi: “Có gì đựng thêm nước không”. Tôi nói: “Có” và đưa ca nước ra. Tuấn “sún” đổ đầy hai ca nước, rồi lại hỏi: “Còn đồ đựng nước khác không?” Cả hai chúng tôi lắc đầu. Viên cán bộ xen vào: “Ðổ vào thau cơm cho họ, chiều hay mai lấy ra”.
Hình phạt dành cho tôi chấm dứt vào đầu tháng 11. Tôi đoán hết lý do này đến lý do khán khiến chúng chấm dứt sự trừng phạt đối với tôi. Nhưng cha Vàng nhận định: “Nếu cần phải giết chúng ta, chúng đã tùng xẻo mình ngay từ lúc đầu. Ðoán làm gì cho mệt...”

Cuối tháng 11, cả hai chúng tôi đều được mở cùm cho ra đi tắm
, lần đầu tiên sau 3 năm biệt giam. Khi được mở cùm, tôi đứng lên không nổi vì hai chân dường như cứng lại. Cha Vàng cũng nằm trong tình trạng ấy, nhưng ngài mới bị biệt giam hơn một năm nên còn lết được. Chúng tôi bám lấy nhau theo hướng dẫn của trật tự đi ra ngoài giếng được đào bên cạnh một ao cá ngay sau nhà kỷ luật. Thời tiết tháng 11 ở vùng tiền sơn Tuy Hòa đã lạnh lắm rồi. Tôi còn có được một cái áo lạnh tự may bằng cách phá một chiếc chăn len của một bạn tù cho từ năm 1980. Khi được cho chiếc chăn len này, tôi nghĩ ngay đến chuyện may thành chiếc áo giống như áo trấn thủ. Trò may vá trong các trại tù cũng là một thú tiêu khiển và giết thời giờ. Chúng dùng những cộng sắt để làm kim và chỉ thì bằng những sợi rút ra từ những chiếc áo hay quần may bằng bao cát. Chính ở những trò may vá này, chúng tôi học được một bài học: Cùng thì tắc biến. Trước những trò đàn áp, những mưu chước thô bạo quản thúc con người trong các nhà tù cộng sản, vẫn có rất nhiều người vượt qua được cơn khốn khó do bản năng sống còn của họ rất mạnh. Cứ thử nghĩ một người nếu ăn bất cứ con vật gì mà họ bắt được kể cả rít núi, cỏ kiểng, ăn sống cả loại khoai mì H-34 có nhiều chất độc trên đất Hoa Kỳ này, thì chỉ có nước vào nhà thương sớm. Nhưng thời gian dưới các nhà tù Cộng Sản bệnh không có thuốc, ăn bậy bạ mà các tù nhân cải tạo ít bị hề hấn gì. Tôi nghĩ một cách chủ quan rằng chỉ có phép lạ hay bản năng tự tồn của người khi bị đẩy vào cùng quẫn mạnh, mới giúp cho một người tù sống được và có ngày trở về. Một số bạn tù của tôi sau này hay nói đến chuyện sống vì tinh thần, lúc đầu tôi chỉ coi là chuyện vui, nhưng ngẫm nghĩ lại thấy cũng có phần chí lý. Khi một người tù chấp nhận phần xấu nhất về mình, sẽ bất chấp những đòn thù. Vì một người biết chấp nhận phần xấu nhất về mình trong hoàn cảnh lưu đầy, sẽ chẳng còn gì phải suy nghĩ về hiện tại lẫn tương lai, ngày về. Lúc đó nếu Việt cộng có bắn mình một viên vào ngực, có lẽ điều đó được coi là ân huệ hơn là kéo dài cuộc sống của những người tù theo cách nửa sống, nửa chết như thế. Cho nên, người cộng sản có thể tính được nhiều trò đàn áp, hành hạ con người, nhưng không tính được điều liên quan đến bản năng và tinh thần của con người.

Khi chúng tôi ra đến bờ giếng là muốn trở lại ngay xà lim. Còn tắm táp gì trong điều kiện thời tiết này. Thấy Cha Vàng run lên bần bật vì gió lạnh. Ngài lại chỉ mặc một chiếc áo len mỏng bên trong bộ đồ tù, nên tôi cởi chiếc áo trấn thủ và nói: “Bố đưa chiếc áo len con, bố mặc chiếc áo của con vào ngay. Bố phong phanh thế, cảm lạnh bây giờ. Bố nhớ rằng ở đây không có thuốc, mặc chiếc áo này của con đi, bố đưa áo len cho con”. Ông nhất định không chịu, nhưng cuối cùng tôi vẫn lột chiếc áo len của cha Vàng ra và mặc chiếc áo trấn thủ mang bằng chăn len hai lớp của tôi, tôi mặc chiếc áo len của ông. Dĩ nhiên chúng tôi chẳng tắm táp gì được cả, ngồi núp vào bức tường che giếng nước để tránh gió. Cha Vàng ít run rẩy hơn. Ngài đứng dậy và vung tay cử động. Tôi làm theo ngài. Tôi có cảm tưởng cứ mỗi lần vung tay cử động theo kiểu Dịch Cân Kinh thì chúng tôi choáng váng có thể chúi về trước, nhưng đồng thời cũng cảm thấy bớt lạnh. Viên cán bộ trực trại dặn chúng tôi: “Các anh tắm thì tắm, không muốn thì thôi. Nếu không thì ngồi đây phơi nắng (ở Xuân Phước, mùa Ðông thường không thấy mặt trời). Cấm không được liên hệ với ai”. Nói xong, anh ta bỏ đi.

Nói thì nói vậy, nhưng các anh em trong nhà bếp đều là anh em sĩ quan cải tạo, nên cũng tìm cách tiếp tế cho chúng tôi vài miếng cơm cháy, mấy tán đường. L.S, một người Việt gốc hoa, một tỷ phú, vua máy cày trước 30-4-1975 bị đẩy lên trại này sau khi lãnh cái án 20 năm tù sau đợt đánh tư sản mại bản lần thứ nhất, đang được cắt cử coi vườn rau cải. Ông ta từ vườn rau đi khơi khơi, không lén lút gì, đến thẳng chỗ chúng tôi, đưa một gói bánh trong đó có ít bánh bisquit lạt và ít đường tán, và thiết thực hơn là khoảng 10 viên thuốc B1. L.S nói: “Ngộ biếu, bánh đường ăn hết ở ngoài này đi, đừng mang vào chúng nó sẽ tịch thu. Thuốc B1 cần cho các nị lắm á. Cứ ăn từ từ, đừng có lo, nhà nước ‘no’ hết ”. Xong ông ta bỏ đi.

Nhóm người Việt gốc Hoa sống trong trại rất đầy đủ, nhưng đối với chúng tôi, lúc nào họ cũng cư xử đàng hoàng. Những tin tức từ bên ngoài được đem vào trại của họ khá chính xác. A-20 là trại trừng giới nhưng quà thăm nuôi hàng tháng của họ chất đầy chỗ nằm. Mỗi lần thăm gặp họ ở với gia đình cả ngày ở ngoài nhà thăm nuôi cũng được, nếu họ muốn. Nhưng ít khi nào họ hành động như vậy. Môi trường ở A-20 là môi trường tế nhị. Những doanh nhân này đầu óc rất thực tế: Có tiền mua tiên cũng được huống chi đám cán bộ trại giam vốn cũng đói rách. Cái giá của việc khơi khơi đến tiếp tế cho chúng tôi ít ra cũng phải trả bằng 6 tháng biệt giam, nếu bị bắt gặp. Nhưng 6 tháng biệt giam chỉ tương đương với 2 cặp lạp xưởng. Ông là người tù duy nhất ở trong trại có thể trả cái giá ấy bằng lạp xưởng hay nửa bao thuốc lá ba số 5 thay vì vào biệt giam. LS biết chắc rằng buổi tối hôm ấy, tên trật tự (bị án chung thân vì tội cướp có súng) sẽ xuống gọi LS ra cửa sổ buồng giam và xin hai ặp lạp xưởng cho cán bộ nấu xôi. Cho nên, LS đi đâu một lúc rồi ông ta trở lại với cái điếu cày, diêm và nói: “Thuốc nào này say lắm, cẩn thận. Ðừng mang diêm vào biệt giam”. Hút xong thuốc lào, chờ cơn “phê” nhạt dần, tôi chợt nẩy ra ý kiến: “Bố ơi mình giấu 2 bi (tiếng lóng của hai điếu) để đêm Noel hút”. Tôi quận nhúm thuốc còn lại cho thật nhỏ vào bao nhựa đựng 10 viên B1 và nhét vào gấu quần. Cái gấu quần là chỗ hôi thối của những người tù 3 năm không được tắm, chắc không có ai muốn sờ đến nên có thể an toàn. Biệt giam là nơi cấm hết mọi thứ kể cả thuốc hút nên chúng tôi phải hành động như vậy. Và quả thật, trước khi mang chúng tôi vào lại xà lim, trật tự Hùng đen chỉ khám sơ sơ. Tôi và Cha Vàng đã thắng.

Nhưng vào đến xà lim, sau khi xỏ chân vào cùm, nghĩ lại tôi mới thấy thất vọng: lửa ở đâu mà hút. Thảo luận mãi, Cha Vàng đưa ý kiến, lấy lửa bằng phương pháp của thời kỳ đồ đá. Tôi lại chọc vị tu sĩ Công giáo rất hùng biện này: “Bố con mình đang ở thời kỳ đất sét mà bố nghĩ đến phương pháp của thời kỳ đồ đá”. Cha Vàng cười: “Mày chỉ tầm xàm. Ðứng đắn đấy. Ðêm Noel mình sẽ hút thuốc lào, bố cáo cách rồi”. Sau đó cha Vàng giảng giải cho tôi cách lấy lửa “thời kỳ đồ đá”. Vị tu sĩ nói như giảng đạo: “Này nhé, con có biết rằng nền văn minh ngày nay đến từ việc phát minh ra lửa. Lửa chế ngự đồi sống con người khi họ thoát ra thời kỳ ăn lông ở lỗ... Con người thời kỳ đồ đá đã biết dùng đá chọi vào nhau cho đến khi xẹt lửa. Những tia lửa đó rớt xuống đám lá khô dễ bắt lửa và họ thổi cháy thành ngọn lửa”. Chà Vàng nói: “chỉ cần một thanh vỏ tre và áo mục”. Tôi hỏi Cha Vàng: “áo mục thì có sẵn, nhưng thanh vỏ tre?” Cha Vàng cười: “Bố giao nhiệm vụ cho mày nếu bị kêu đi thẩm cung, thế nào trước Noel chúng cũng gọi chúng ta ra tra vấn và khám xà lim, một biện pháp an ninh trước những ngày lễ trọng...” Do kinh nghiệm, cha Vàng nói đúng. Năm ngày trước Noel, trời có nắng, những tia nắng hiếm hoi xuyên qua cửa tò vò vào phòng giam. Ngài vội lấy chiếc áo tù bằng vải thô vá chằng vá đụp, xé hai mảnh nhỏ. Ngài nói: “Ðây là cái áo bố đã giặt rất sạch trước khi vào đây, để làm con cúi lấy lửa khi cần. Xé nó ra phơi cho thật khô. Cuộn lại cho chặt thành một cuộn bằng ngón tay cái. Dùng móng tay đánh tơi một đầu, đánh thật tơi cho đến khi sợi vải ở đầu con cúi xuất hiện một lớp bông. Dùng miếng vỏ tre thật mỏng luồn nó vào cái khe hẹp để gắn quai dép lốp rồi kéo cho đến khi thanh tre nóng bỏng. Hơi nóng của bột tre dính trên mặt bông của con cúi, lửa sẽ ngún và thổi nhè nhẹ vết lửa sẽ loang ra, chỉ cần thổi nhẹ là lửa sẽ bật lên”.

Nghe Cha Vàng nói tôi tưởng là ngài nói chuyện thần thoại. Nhưng do vẫn nghĩ đến phép lạ, nên tôi nghe theo lời ngài. Tôi nghĩ đây là một trò vui và cũng là dịp tự thử thách mình. Ðúng như dự đoán, trước Noel 1984 ba ngày, lần lượt chúng tôi bị kêu ra ngoài thẩm cung và xà lim bị khám xét rất kỹ. Nhưng họ vẫn không phát giác ra được mấy điếu thuốc lào và thuốc B1 tôi giấu trong lai quần. Có lẽ do người hôi thối quá nên, anh cán bộ nào cũng sợ mó vào quần áo tôi. Chỉ còn thanh tre mỏng. Tôi nghĩ ra một kế nên báo cáo cán bộ cho xin một thanh tre mỏng mang vào xà lim để làm dồ cạo lưỡi. Viên cán bộ hỏi tôi: “Lưỡi anh làm sao?” Tôi nói: “Ðóng bợn ba năm rồi không được cạo, nên xin cán bộ”. Anh ta không nghi ngờ gì cả nên gật đầu: “Nhưng tre ở đâu ra?” Tôi nói ngay: “Ở nhà bếp chắc có”. Anh cán bộ gọi trật tự Hùng đen: “Xuống nhà bếp bảo họ cho tôi một vỏ tre cạo lưỡi cho anh này”. Tôi lại gặp may lần nữa. Mấy anh em nhà bếp tưởng làm cây cạo lưỡi cho cán bộ nên họ làm rất kỹ và tôi có một thanh cạo lưỡi bằng vỏ tre khô dài khoảng 2 gang tay.

Sau khi trở lại xà lim, tôi bắt đầu thực tập ngay. Tháo một quai dép lốp ra, tôi luồn thanh tre vào và dùng hai tay kéo cưa. Thấy nóng thật, tôi ra sức kéo mạnh. Cha Vàng vội can: “Kéo từ, thở ra hít vào đều, ít ra cũng một tiếng đồng hồ”. Tôi lại chọc cha Vàng: “Bố ơi, mình dang ở thời kỳ đồ đất mà kéo như thế này, chắc phải ăn 5 phần khoai mì may ra mới bù lại được. Ðồ đất dễ vỡ lắm!” Vị linh mục cười hiền lành: “Thôi dừng có nói nữa, anh nói nhiều xì hơi còn sức đâu mà kéo”.Trong khi tôi đánh vật với chiếc dép và thanh tre, thì Cha Vàng móc trong tay nải lấy hai miếng vải đã phơi khô ra và làm thành một con cúi. Ông chà một đầu con cúi xuống sàn rồi lấy móng tay út lúc đó đã dài như móng tay của mấy bà người Tàu bó chân, khẩy khẩy cả tiếng đồng hồ vào những thớ vải lúc đó đã hơi bung ra. Ðến khi thấy mệt, mồ hôi ra như tắm, tôi nói với Cha Vàng: “Con chịu thua rồi bố ơi, mệt quá”. Cha Vàng khuyến khích: “Ðừng ngừng, tiếp tục để bố thử coi”. Tôi tiếp tục kéo. Bột tre đã văng ra có thể nhìn thấy trên sàn. Khi Cha Vàng lựa thế đưa cúi vào thì tôi gia tăng tốc độ. Cha Vàng reo lên: “Hơi ngún rồi tại, chưa bén than vì anh kéo chưa đủ đô”. Quả thật tôi cũng thấy một chút khói bốc lên.

Ngày hôm sau, chúng tôi lại thử, một cuộc chạy đua tiếp sức của hai người. Ðể con cúi vải xuống sàn, tôi và Cha Vàng thay phiên nhau kéo, từ 9 giờ sáng cho đến hơn 11 giờ thì “phép lạ” đã đến. Ðầu con cúi bắt đầu ngún và có khói, có nghĩa là bột tre nóng quá độ đã khiến cho lớp bông nhẹ trên con cúi bén lửa. Một lát sau khi thấy xuất hiện những đốm hồng, Cha Vàng thổi nhẹ nhẹ, vết lửa lan ra, trang sử của mấy ngàn năm trước được lật lại. Cha Vàng tiếp tục thổi nhẹ để nuôi dưỡng ngọn lửa. Và khi đã ngủi thấy mùi khét của vải, ngài thổi hơi mạnh. Ngọn than hồng lan rộng ra hơn và cuối cùng chỉ cần một hơi nhẹ, ngọn lửa bùng lên. Vị tu sĩ nhìn con cúi vải có than hồng giống như một điếu thuốc lá mới được đốt lên, rồi cười vang: “Mình thắng”. Ngài lục trong tay nải một miếng giấy châm vào cúi vải, ngọn lửa lan sang đóm giấy. Xong, cha nắm chặt tay tôi giơ lên cao như một võ sĩ được trọng tài nắm tay giơ cao sau khi đấm địch thủ do ván.

Chúng tôi ngồi nghỉ một lát, sau đó Cha Vàng nói: “Chúng ta đã học xong bài học lúc bố đã ngoài 50, còn con đã 33 tuổi. Nhưng tự bố, bố thấy chúng ta xứng đáng với bài học ấy. Ðó là kiên trì đạt mục tiêu trong hoàn cảnh khó khăn nhất”. Ðúng vào tối 24-12-1984, trước khi Cha Vàng cử hành thánh lễ nửa đêm trong xà lim số 6, chúng tôi đã hút mỗi người một điếu thuốc lào. Hút bằng một miếng giấy cuộn tròn như loa kèn và ngậm nước. Hút như thế, miệng mình chính là cái điếu, và cũng có tiếng kêu, cũng chếnh choáng say như khi hút bằng điếu cày. Chỉ có điều khác với hút thuốc lào bằng điếu cày: Sau khi hút phải nhổ nước đi. Trong hoàn cảnh tôi và Cha Vàng lúc đó thì hơi tiếc vì chúng tôi thiếu nước uống kinh niên.

Kể từ ngày sống cùng một xà lim với Cha Nguyễn Văn Vàng, tôi học được nhiều điều. Trong suốt thời gian này, ngài giảng cho tôi bộ Tân Ước. Dù tôi là một Phật tử, nhưng nghe một nhà truyền đạo Công giáo chuyên môn giảng kinh, nên bộ Tân Ước đã củng cố những lập luận sau này của tôi rất nhiều. Quan trọng hơn hết, đó chính là kỷ niệm với một tu sĩ mà tôi kính trọng.

Tháng 4-1985, Cha Vàng lâm bệnh vào lúc sức khỏe của ngài đã quá yếu. Có lẽ ngài đã kiệt sức, sốt cao rồi đi vào hôn mê. Tôi đập cửa kêu cấp cứu suốt ngày, nhưng lúc tên trực trại chịu mở cửa để cho một y sĩ vào khám bệnh, thì mọi việc có vẻ quá muộn. Hai viên trụ sinh không đủ khả năng làm Cha Vàng tỉnh lại. Vào đúng lúc cả hai chúng tôi đều cảm nhận được mùa Giáng Sinh đã trở lại thung lũng Xuân Phước qua tiếng chuông của một nhà thờ dường như ở cách chúng tôi xa lắm vọng về trong đêm lạnh giá và u tịch. Linh Mục Nguyễn Văn Vàng qua đời ngay trong xà lim số 6. Trước đó, dù yếu và bệnh, ngài đã bàn với tôi là làm sao có được bánh thánh lúc ngài làm lễ nửa đêm trong Noel 1985 mà con chiên duy nhất trước ngài lúc đó lại là một Phật tử như tôi. Nhưng mơ ước của Ngài không thành, kể cả việc lớn trước đó là lập lực lượng võ trang để mong lật ngược lại tình thế của một đất nước vừa chìm đắm trong luồng sóng đỏ. Nhưng dù ngài đã mất đi, trong suy nghĩ của tôi cho đến bây giờ, Linh Mục Nguyễn Văn Vàng vẫn là một ngọn lửa, âm thầm cháy như con cúi vải ngày nào bỗng bùng lên soi sáng cái không gian tăm tối của tất cả những xà lim đang hiện diện trên đất nước Việt Nam.

Sunday, May 20, 2007

Ngoài Bắc: Việt Minh gây cảnh nồi da xáo thịt



Sau ngày tuyên bố độc lập


» Tác giả : Hứa Hoành
» Dịch giả :
» Thể lọai: Thời Chinh Chiến
» Số lần đọc: 554


1. Sau ngày tuyên bố độc lập

Ngoài Bắc: Việt Minh gây cảnh nồi da xáo thịt

Vừa chiếm được chính quyền và ra mắt cái chánh phủ tự phong, công việc quan trọng nhứt của ông Hồ gồm: cầu phong với đồng minh; đút lót tiền bạc cho các tướng Tàu để họ không can thiệp; tiếp tục đi đêm thương thuyết với Pháp để có thì giờ khủng bố người quốc gia.

Công việc cầu phong với đồng minh để họ nhìn nhận “Việt Minh là tập họp các đảng phái quốc gia, đã từng tranh đấu bên cạnh đồng minh, chống Pháp, chống Nhựt.. Xin đồng minh nhìn nhận Việt Minh là đại diện duy nhứt và chính thức của dân tộc Việt Nam thất ba.i. Ông Hồ dàn cảnh để dân chúng đón tiếp phái bộ của thiếu tá A. Patti, đôn phái bộ nầy lên làm “phái bộ đồng minh đến nhìn nhận và thâm xã giao chánh phủ lâm thời”. Phái bộ không tới vì biết mình bị lợi du.ng. Việt Minh lại dàn cảnh đoàn biểu tình đến nhà riêng để phái đoàn ra đứng trước cửa cho họ chào.... Nhiều người biết việc ấy chỉ là một màn lừa bịp, nhưng một số lớn dân chúng vẫn chưa hiểu.

Mặt khác, các tướng Trung Hoa, đại diện đồng minh, đến tiếp thu và giải giới quân Nhựt từ vĩ tuyến 16 trở lên, đã bị ông Hồ đút lót tiền, vàng, để ông ta tự ý hành động mọi việc có lợi cho đảng cộng sản. Trong khi đó, Việt Minh vẫn đi đêm thương thuyết với Pháp để họ có thì giờ rảnh tay đàn áp, khủng bố những đảng phái quốc gia yêu nước. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ, trong hồi ký đã viết: “Đã nói chánh sách của Việt Minh là một chánh sách giả dối, lường ga.t. Còn là một chánh sách gây câm thù, một chánh sách bốc lột, một chính sách chém giết. Tất cả những chính sách xảo trá và tàn bạo của Việt Minh thấy ở mỗi hành vi, phân tích ra từng mục là một điều phức ta.p. Cho nên chỉ nói ra ít nhiều trường hợp, để có ít nhiều quan niệm” (Hồi ký Nguyễn Xuân Chữ, tr. 325).

“... Về tuyên truyền, có thể nói Việt Minh đã thắng thế. Qua tuyên truyền của Việt Minh phải nói là một sách lược cao độ, cả một nghệ thuâ.t. Cán bộ Việt Minh thường dựng đứng lên những chuyện có tính cách tốt đẹp, vẻ vang, có lợi cho họ, cho đảng, và dĩ nhiên dìm, hạ thấp đối phương. Dân chúng sẵn sàng tin, lại tán dương thêm vào. Về sau, những chuyện đơm đặt kia, dân cũng không cần xét đến thực hư, dẫu có biết chắc là không có, cũng sẵn sàng quên, rồi tin ngay một chuyện đồn khác.. “. Yêu nhau nên tốt” là thế. Mặc dầu Quốc Dân Đảng thời ấy, tung ra mấy tiếng gọi là một thành ngữ “nói dối như vẹm”, vẹm vẫn nói dối và vẫn lường gạt được dân. Dân chúng tin Việt Minh đến mức có thể nói như 'ăn phải bùá. Tất cả đã ủng hộ Việt Minh từ trước, hoặc mới theo, đều có một thái độ căm thù Quốc Dân Đảng. Chỉ phong thanh nghe nói những ai là Quốc Dân Đảng, không cần biết tông tích, thành tích, không cần biết tâm tình, không một mảy may suy nghĩ, gắn ngay cho những người ấy những tiếng “phản động”, “phản quốc” và muốn bắt giam ngay, muốn giết ngay.

Về chuyện giết lẫn nhau nghe thuật lại: hai lãnh tụ quan trọng Quốc Dân Đảng là Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Thế Nghiệp mà tôi có gặp mấy lần trong thời gian trước ngày Việt Minh đảo chính, đều bị cắt tiết ở Trèm Vẽ, xác trôi sông. Những vụ chôn sống, cũng được nghe kể lại, nay quên tên mất nhân vật và nơi chốn. Những vụ ám sát thì nhiều, kể một vụ là Nhượng Tống....

Nhưng riêng chuyện cắt tiết thì phương pháp tàn nhẫn đối với người như đối với loài vật vâ.y. Việt Minh không những thi hành ở thủ đô trong cuộc tranh đấu với Quốc Dân Đảng, mà còn thi hành ở các thôn quê trong công cuộc trừng trị những phần tử gọi là phản đô.ng. Ở đây, cắt tiết còn moi gan trong những trường hợp giết vì thù cá nhân.

Thời kỳ đầu, Việt Minh cầm chánh quyền, cán bộ còn thiếu súng đa.n. Chôn sống, cắt tiết dành những triê.u chứng căm thù, cũng còn là những phương pháp tiết kiệm đa.n. Lại một thủ đoạn nữa, tàn nhẫn bội phần là lấy búa bổ lên đầu người, như đồ tể bổ vào đầu vâ.t. Ngay hồi còn ở chiến khu mà Việt Minh cũng đã giết những người Việt hay Nhựt nghi ngờ, cán bộ chỉ dùng gươm, dao chém, hay búa bổ để khỏi phí đa.n.

Ngoài sự tranh giành thế lực, Việt Minh còn có những vụ tống tiền. Vụ tống tiền công khai và vĩ đại của Việt Minh là “Tuần lễ vàng”. Việt Minh lớn tiếng kết tội tội những người quốc gia là “phản quốc”, “Việt gian”, “phản động”, “thổ phỉ” mà cho tới nay chưa trưng được bằng cớ nào về những hành động mà họ đã phao vu, thêu dệt cho những người đã bị họ giết. Còn trong khi đó, Việt Minh lại xu phụng người ngoại quốc thì được gọi là... yêu nước! Thỏa thuận cho Pháp vào chiếm đóng các thành phố lớn trên đất Bắc, Việt Minh lại hô hào chống Pháp. Tiêu diệt tất cả các đảng phái quốc gia, Việt Minh hô hào “chỉ có một Mặt Trận Việt Minh”. Kẻ có chánh nghĩa, lại không biết kỹ thuật tuyên truyền như Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách), dùng tờ báo sao trắng, vạch trần bộ mặt thật của Việt Minh là cộng sản, và Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc. cán bộ Đệ Tam cộng sản trá hình, thí ít được dư luận chú ý...” (Nguyễn Xuân Chữ, tr. 303).

Trong khi Hồ Chí Minh theo phái đoàn qua Pháp dự hội nghị Fontainebleau, thì ở nhà, đã ra mật lịnh cho Giáp tàn sát, tấn công tất cả trụ sở của Quốc Dân Đảng, Đồng Minh Hội... Võ Nguyên Giáp là kẻ chủ mưu bịa đặt, ngụy tạo, vu khống các vụ án Ôn Như Hầu, cầu Chiêm Sơn.... để thẳng tay tấn công các đảng phái tại Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Việt Trì, Hưng Hóa, Yên Báy, Phú Thọ tới sát biên giới Trung Hoa.

Ông Nguyễn Việt thuật lại: “...Riêng anh tôi, cùng một số đồng chí bị vây tại nhà ga xe lửa Việt Trì, và bị bắt sống trên trần nhà Hotel de la gare của cụ bà Lưu. Việt Minh giam tất cả trong nhà máy giấy Việt Trì, ngay đầu cầu Bạch Hạc, rồi đem ra bờ sông giết bằng lưỡi lê, xác bị vứt xuống sông mất tích. Nhiều người trốn thoát được trong vụ càn quét nầy biết rõ.. Tại Bắc Bộ Phủ, thư ký riêng của Phạm Văn Đồng, hiện sống ở Hà Nội, biết rõ vụ nầy. Cũng không ngờ, trong số bị giết, có người em chú bác ruột với mình. Biết cũng vậy, không biết cũng thế thôi, đối với người cộng sản không có nhân tình, cũng chẳng có nhân tính. Ai ở trong hàng ngũ Việt Minh, chỉ có một cách giải quyết duy nhất là giết, kể cả bố mẹ, anh em hay những người thân yêu nhất”.

“Tại Hải Phòng, khi rút lui, Việt Minh bắt dân chúng Hải Phòng phải tản cư sang Kiến An, đi bộ nườm nượp suốt ngày đêm cả tuần lễ. Đồng thời, khi tản cư, Việt Minh thực hiện kế hoạch nhằm vào 3 thành phần phải tiêu diê.t. Đó là:

- Việt gian: đối với những người nào trước kia đã làm việc cho Pháp. Trong lúc chạy loạn, ông thợ cắt tóc, gia đình chỉ có bộ đồ nghề dao cao, kéo, tông đơ và cái gương. Việt Minh nói “cái gương đó có thể làm ám hiệu cho phi cơ Pháp bỏ bom”. Ông thợ cắt tóc hiền lành vô tội, bị lôi ngay ra lề đường bắn bỏ tức khắc. Anh thanh niên mặc áo sơ mi trắng, quần xanh thợ máy, túi cày bút chì xanh đỏ, đúng là cờ tam tài của Pháp, bị cho là ám hiệu của bọn Việt gian, bị bắn ngay.

- Phản động: là thành phần không theo chúng như Việt Quốc, Việt Cách, công chức người Pháp, quan lại cũ, chánh tổng, lý trưởng.... nếu không chịu làm việc, tham gia các công tác như tự vệ, canh gác khu phố... đều bị ghép vào hai tiếng ‘phản động’.

- Thổ phỉ: để chỉ những người Hoa ở lại Hải Phòng, không chịu tản cư, mà treo ở trước nhà tấm bảng “Maison chinois” để tỏ ra trung lập, đứng ngoài cuộc chiến. Ngoài ra, khi thấy người Pháp vào nhà họ mua thức ăn, họ bị ghép tội “tiếp tế cho địch”.

“....Công việc đầu tiên của Việt Minh trong khi kêu gọi tản cư là phá nhà cửa ở tỉnh lỵ thành bình địa, phân tán mỏng lực lượng, nếu bị tấn công thì rút nhanh và bảo tồn lực lươ.ng. Ở vào trường hợp nầy, cái khó là làm sao đem theo và nhốt ở đâu một số lớn mà họ gọi là “Việt gian, phản động”? Sách lược cố hữu của Việt Minh từ xưa tới nay vẫn không thay đổi: đó là giải phóng, tức là “giết”. Bộ đội trong tiểu đoàn, chỉ cách trại giam có một bức tường. Đêm đêm nghe nhiều tiếng bốp bốp... tiếp theo là tiếng rên nhỏ và tiếng người ngã huy.ch. Toán tuần tiễu và canh gác tò mò, trèo lên tường nghe ngóng: một cảnh tượng hãi hùng diễn ra trước mắt. Tên Rộng, mặt rỗ, thường gọi là “Rộng rỗ”, đứng giạng chân, tay cầm búa tầm sét, nhấm ngay chính sọ người bị giam bổ mạnh như bổ củi. Nạn nhân bị bịt mắt, chỉ còn kêu được tiếng hự rồi ngả vật xuống đất. Vì số người bị giam quá đông, nếu giết không kịp, khi bị tấn công, nên tên Rộng la lớn:

- Không bịt mắt nữa! Không cần trói!

Thế là nạn nhân vừa bước ra, ngơ ngác, chưa kịp định thần nhìn sự thế bên ngoài, đã bị tên Rộng quai cho một búa vào sọ, ngã vật, dẫy giẫy và chết tươi....

Và cứ thế suốt đêm, xác người chồng chất cao như đống rạ, máu chảy lênh láng ngập sân. Sáng hôm sau, chúng xúc từng thùng đất đổ lên máu, rồi hốt đổ ngay lề đường, ngoài trại giam. Rồi máu đông thành cục với đất, ruồi nhặng bu đen. Bộ đội chạy tập thể dục buổi sáng, đến quãng đường nầy dội ngược trở lại, vì mùi xú uế xông lên nồng nă.c. Còn xác chết, chúng đào từng hố lớn ngay chân núi Cột cờ, sau trại lính khố xanh cũ. Vì quá vội vã, chúng lấp đất kín xác người cho xong chuyê.n. Qua này hôm sau, xác chết sình lên, đẩy mấy lớp đất mỏng bên trên, để lộ nguyên người, giò, cả chân, tay. Mùi hôi thúi tỏa đi khắp nơi thôn xóm lân câ.n. Không biết làm sao, chúng chất rơm phủ kín xác người và đốt. Đốt hết lớp nầy đến lớp khác, đến khi xác bị cháy xẹp xuống, chúng lấp đất la.i. Cảnh tượng đó được lập lại chôn hơn 14000 dân Huế vào dịp tết Mậu Thân”. (Hồi ký Nguyễn Việt, báo Lạc Việt).

Còn ở Trung Bộ, việc bắt cóc rồi thủ tiêu những nhân vật có uy tín, hoặc thuộc các đảng Việt Quốc... đều được thực hiện âm thầm, ít lộ liễu hơn. Chẳng hạn, trường hợp ông Phạm Quỳnh, bị cán bộ Việt Minh tới nhà mời đi họp vào buổi xế, rồi sau đó mất tích. Cùng bị giết với ông Phạm Quỳnh còn có ông Ngô Đình Khôi, một người con ông Khôi là Ngô Đình Huân và một người đàn bà cho tới nay chưa xác định rõ là ai: người đàn bà Bắc Bộ, ăn mặc theo lối Bắc. Bác sĩ Hồ Văn Châm còn kể lại nhiều vụ Việt Minh giết người ném đá giấu tay như trường hợp các ông giáo sư của trường Quốc Học Huế như: giáo sư Nguyễn Trung Thuyết, Đại Việt Quốc Dân Đảng bị Trần Việt Châu là trưởng phòng chánh trị sở công an Trung Bộ cho người bắt giữ vào một ngày cuối tháng 10/1946. Giáo sư Thuyết đang ngồi ăn cơm trưa với bác sĩ Bửu Hiệp, là xứ trưởng xứ bộ Trung Việt của Đại Việt Quốc Dân Đảng. Sau đó, thầy Thuyết bị đưa ra giam tại lao xá Đồng Hới, rồi bị Việt Minh giết. Thầy Ngô Văn Hân, thường viết bài cho báo Sống Mới của Phan Quang Bổng, cùng với thầy Phan Ngô xuất bản ở Huế tờ nhựt báo Dân Đen, đấu tranh đòi cải tổ dân sinh, dân chủ. Tất nhiên chỉ có cộng sản giết thầy và nhà cầm quyền đương thời cũng theo dõi, rình rập thầy dữ lắm. Thầy Ngô Văn Hân thuộc Quốc Dân Đảng, được sự hỗ trợ của thầy hiệu trưởng Nguyễn Hữu Thứ, lập ra “nhóm thứ năm”, qui tụ một số tí thức và nhân sĩ Huế, và các đệ tử ruột của thầy ở ban Tú Tài như các anh Lê Tuyên, Lê Văn, Nguyễn Văn Mừng, Thái Mộng Hùng, Âu Ngọc Hồ...

Hoạt động của “nhóm thứ năm” kéo dài nhiều năm, chỉ chấm dứt ít lâu sau khi thầy Ngô Văn Hân bị Việt Minh bắt ở Bàu Vá và xử bắn ở Nam Đông, vùng ngoại ô thành phố Huế! Nhóm Đại Việt Quốc Dân Đảng thành lập bởi Trương Tử Anh tại Hà Nội vào năm 1939 và nhanh chóng phát triển tại 3 kỳ. Xứ bộ Bắc Việt do bà cả tề (Đặng Thị Khiêm), Trung Việt có Bửu Hiệp và Nam Việt có Nguyễn Văn Hướng, tức em ruột bà bác sĩ Nguyễn Thị Sương. Cuối năm 1946, Việt Minh bắt và giết Trương Tử Anh, tấn công các chiến khu của Quốc Dân Quân, khủng bố trắng. Một người biết rõ thủ đoạn của Việt Minh là Lê Khang. Khang trước là đảng viên Đệ Tứ quốc tế, sau theo Việt Nam Quốc Dân Đảng, lãnh đạo ban chấp hành. Lê Khang có mặt trong buổi họp lịch sử của Quốc Dân Đảng tối ngày 18/8/1945 tại Hà Nội để thảo luận việc cướp chính quyền. Trong lúc lực lượng võ trang của Quốc Dân Đảng điều động từ chiến khu Lạc Triệu về tập trung tại trường tiểu học Hàng Kèn để đợi lệnh khởi nghĩa, thì các vị lãnh đạo Quốc Dân Đảng ngần ngừ, thiếu quyết đoán, ngại đổ máu, trừ một mình Lê Khang cương quyết chủ trương cướp chánh quyền ngay trong đêm. Những lý lẽ của Lê Khang đưa ra vô cùng xác đáng. Lê Khang cảnh cáo rằng Việt Minh sẵn sàng cấu kết với thực dân Pháp và với quân phiệt Tàu, để tiêu diệt những người cách mạng dân tô.c. Nếu để Việt Minh cướp chính quyền, họ sẽ trở mặt vu cáo người quốc gia là phản động, là Việt gian. Vì vậy Quốc Dân Đảng phải nắm chính quyền ngay, thu súng đạn của Bảo An Binh, tiếp nhận khí giới của quân Nhựt chứa trong kho Ngọc Hà để trang bị cho 3 sư đoàn quân cách mạng để làm chủ tình thế.

Tiếc thay, ý kiến của Lê Khang không được hội nghị chấp thuận, đại sự hỏng ngay từ bước đầu. Lê Khang bèn tức tốc lên Tam Lộng, phối hợp với Đỗ Đình Đạo, sáng ngày 22/8/45 cướp chính quyền Vĩnh Yên. Lê Khang làm chủ tịch chánh trị, bỏ chiến khu Vĩnh Yên, Đỗ Đình Đạo làm tư lệnh, Lê Thanh phụ tá, rồi mở rộng tiến lên các tỉnh Yên báy, Phú Thọ, Việt Trì, Lao Cay... Đầu năm 1946, Lê Khang được điều động về trung ương, đại diện cho Quốc Dân Đảng, công tác trong ban Liên Kiểm của chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến, cùng Trần Văn Giàu (?) đại diện Cộng sản đi các nơi dàn xếp các vụ xung đột võ trang giữa Việt Minh và Quốc Dân Đảng. Ít tháng sau, Lê Khang vào Thanh Hóa, giúp củng cố và mở rộng chiến khu Di Linh Bái Thươ.ng. Sau vụ Ôn Như Hầu, Lê Khang bị công an Cộng sản bắt giam ở Hỏa Lò, rồi đưa lên lao xá Phú Thọ, đến giữa năm 1947 thì bị thủ tiêu cùng với Phan Kích Nam và 11 đảng viên Quốc Dân Đảng khác. Một đời Lê Khang nhìn xa thấy rộng, gốc gác là cộng sản, biết quá rõ về cộng sản mà rút cục vẫn không thoát khỏi chết thảm dưới bàn tay của cộng sản! (Câu Chuyện Xoay Quanh Lá Cờ của Bác sĩ Hồ Văn Châm, báo Đi Tới).

Trong khi tìm cách tiêu diệt những người ngoài đảng Việt Minh, ông Hồ bắt đầu bí mật liên lạc với Pháp. Theo sự tiết lộ của Sainteny thì do sự dàn xếp của Hoàng Minh Giám, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và Hoàng Minh Giám đến gặp Sainteny, Salan và Pignon. Họ bí mật gặp nhau nhiều lần trong đêm, tại một biệt thự gần công trường Paul Bert. Hai bên thương lượng một hiệp ước để Pháp đổ quân vào Hà Nội và Hải Phòng, ngược lại chỉ nhìn nhận “Việt Nam là nước tự do”.

Một tuần sau (7/12/45), Pignon lại bí mật giao cho Hoàng Minh Giám một bản dự thảo hiệp ước sơ bộ mà Hồ đợi sau ngày thành lập chính phủ liên hiệp, mới dám ra mặt để ký kết vì sợ dân chúng chống đối. (Việt Nam Niên Biểu, Chính Đạo, tr. 291). Sau đó Pignon vào Saigon báo cáo những cuộc gặp gỡ bí mật với Việt Minh cho Cao Ủy D'Argenlieu. Cao Ủy Pháp đồng ý gặp Hồ Chí Minh trên chiến hạn Richelieu đậu ở ngoài khơi Đồ Sơn. Lúc đó, chính phủ Liên Hiệp vừa trình diện quốc hội và được phê chuẩn. Ông Hồ công khai thương thuyết với Pháp, không còn đi đêm nữa.

Cụ Trần Trọng Kim kể lại: “Khi chính phủ Pháp ký hiệp ước với chính phủ Trung Hoa rồi mới trù tính đem quân ra Bắc Bộ. Cao cấp ủy viên nước Pháp lúc ấy là D'Argenlieu, có ra vịnh Hạ Long, mời ông Hồ Chí Minh xuống tàu nói chuyê.n. Ông Hồ đi với ông Nguyễn Tường Tam, bộ trưởng ngoại giao và mấy người khác nữa. Xuống dưới tàu, chỉ một mình ông Hồ được vào buồng nói chuyện, còn mọi người đứng ở ngoài. Xong việc nói chuyện ở dưới tàu chiến rồi, cao cấp ủy viên là ông Sainteny thay mặt để lên Hà Nội cùng với Hồ Chí Minh và Vũ Hồng khanh... ký tờ hòa ước mồng 6/3/46”. Rõ ràng ông Hồ thương lượng riêng với Pháp, không cho bất cứ ai biết. Khi xong việc, ông nhân danh chính phủ Liên Hiệp ký vào hòa ước. Ông mời Vũ Hồng Khanh ký phó thự, để cùng chia xẻ trách nhiê.m. Trong lúc Hồ đi đêm thương thuyết với Pháp, dư luận biết Hồ “bán nước”, nên dân chúng biểu tình, do Việt Nam Quốc Dân Đảng tổ chức, để chống lại Hồ Chí Minh. Đoàn biểu tình cũng yêu cầu Bảo Đại lên cầm quyền (Việt Nam Niên Biểu, Chính Đạo, tr. 308).

Hiệp ước sơ bộ vừa ký kết, phía Viêt Minh cho là “thắng lợi”, bắt dân chúng lên tỉnh khiêng về huyện, rồi từ huyện khiêng về xã, về thôn để “học tập”.

Tuy nhiên, đó chỉ là một sự bán nước trắng trơ.n. giặc thập thò trước cửa, Hồ ký hiệp ước rước giặc vào tận trong nhà. Việt Nam Quốc Dân Đảng thấy rõ âm mưu của Hồ, nên lại hô hào dân chúng biểu tình rầm rộ tại nhà hát lớn, chống Hồ Chí Minh. Hồ phải sai Phạm Văn Đồng tới giải đô.c. Hồ còn thề thốt “Hồ Chí Minh nầy không bán nước đâu” (Việt Nam Niên Biểu, tr. 321).


Nam Bộ: 3 tuần độc lập bánh vẽ, Việt Minh phá nát lực lượng kháng chiến.

Ba tuần độc lập bánh vẽ ở Nam Bộ (2/9 tới 23/9/45) cũng như một năm độc lập dưới chế độ quân quản của các tướng Lư Hán, Tiêu Văn, Việt Minh đã gây cảnh cốt nhục tương tàn, phá nát thế đoàn kết kháng chiến, cuối cùng chỉ còn một lực lượng duy nhứt là Việt Minh, tức cộng sản trá hình. Việt Minh bôn đào, trốn mất dạng, mặc cho quân Pháp tung hoành chiếm lại lãnh thổ mà họ đã mất. Cuộc chiến tranh kỳ lạ, diễn ra hàng ngày, hàng giờ giữa những người lãnh đạo và những kẻ đồng chiến tuyến. Về ngoại giao, Việt Minh thất bại hoàn toàn. Không một nước đồng minh nào nhìn nhận Mặt Trận Việt Minh hay Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ, cũng như Chính Phủ Lâm Thời tự phong ở Bắc Bộ.

Chiếm ngụ tại dinh Norodom Nam Kỳ (dinh Độc Lập sau nầy), Trần Văn Giàu và Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ, tức chính phủ lâm thời của ông ta, ra lịnh “chuẩn bị tiếp đón phái bộ đồng minh”. Lâm Ủy ta thông cáo:

“Dân chúng phải cộng tác với chính phủ tổ chức lễ “đón tiếp phái bộ đồng minh thật long tro.ng. Mỗi nhà, mỗi công sở hay tư nhân phải treo đủ 4 lá cờ đồng minh: Anh, Pháp, Nga, Mỹ....trong đó lá cờ VN treo ở giữa. Ngoài đường phố, các biểu ngữ giăng khắp các ngã tư, ngã ba đường lớn:

- Hoan hô phái bộ đồng minh!

- Độc lập hay chết!

- Thà chết còn hơn nô lệ!

Ngày 3/9, đại diện Pháp và Việt Minh họp tại Sàigòn. Phía đồng minh có Henry Brain, cố vấn cho tướng Gracey, đã nói với phái đoàn Việt Minh do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch cầm đầu:

- Người Anh không nhìn nhận chính phủ do quân thù (Nhựt) tạo nên. Lâm Ủy Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ không phải là một chính phủ hợp pháp do toàn dân bầu ra, do đó không đại diện cho toàn dân Nam Bộ.

Theo nhận xét của đồng minh, thì mối quan tâm của Lâm Ủy Hành Chánh là tìm cách tiêu diệt tất cả các đảng phái, khuất phục mọi sự chống đối việc làm của họ, để tỏ ra Việt Minh có đủ khả năng giữ trật tự khi đồng minh tới.

Ngày 6/9/45, đại tướng Gracey, đại diện tổng tư lịnh đồng minh ở Đông Nam Á là Lord Mounbatten tới Sàigòn. Ông ta nhân danh đồng minh, nắm quyền chỉ huy từ vĩ tuyến 16 trở xuống phía Nam. Ngày hôm sau, không biết hai bên có hop mật như thế nào, đột ngột Lâm Ủy Hành Chánh ra lịnh khiến dân chúng hoang mang: “giải tán các tổ chức dân quân chống Pháp”. Ủa sao lạ vậy? Mọi người ngơ ngác hỏi nhau câu ấy. Lịnh của Trần Văn Giàu nói rõ: “Đối với những ai đã kêu gọi dân chúng võ trang chiến đấu chống lại phe đồng minh (ý nói chống Pháp) sẽ bị coi là phá hoại và sách đô.ng.” Lúc nầy Pháp và Việt Minh còn hưu chiến (1 tuần, đến ngày 10/10/45). Pháp cần thời gian chờ viện binh tới. Việt Minh cần thời gian để loại những người quốc gia ngoài đảng Việt Minh. Cả hai bên gặp nhau chỗ đó, mới có sự hưu chiến. Lần lượt nhiều chiến hạm Pháp chở viện binh tới Sàigòn. Trong khi đó, nhiều máy bay của Pháp bay qua không phận Sàigòn, thả truyền đơn đe do.a. Tình trạng chiến tranh có vẻ nguy cấp thêm.

Ngày 12/9, có thông cáo của phe Trotskyist công khai tố cáo Việt Minh phản bội chính trị, đang tìm cách thương thuyết với Pháp và nhận những điều kiện gần như đầu hàng, trước sự đe dọa tấn công của quân Anh Pháp. Ngày hôm sau 13/9, tướng Gracey ra lịnh đuổi Ủy Ban Hành Chánh ra khỏi dinh Norodom (Dinh Toàn quyền cũ). Liền ngày ấy, hồi 4:30 phút, Dương Bạch Mai, thanh tra chính trị miền Đông, chỉ huy một nhóm thanh niên cứu quốc bao vây trụ sở của nhóm Đệ Tứ quốc tế CS, đang nhóm đại hô.i. Trong lúc giặc Pháp khiêu khích, Việt Minh chỉ lo khủng bố những người cùng chung chiến tuyến. Mặc dầu quân số đông, võ khí đầy đủ hơn, nhưng phe Đệ Tứ chịu để bị Việt Minh bắt. Việt Minh tịch thu súng trường, tước súng lục (súng cá nhân), cướp trụ sở, lấy đi nhiều tài liệu như máy đánh chữ. Dương Bạch Mai còn ra lịnh cho nhóm cứu quốc dưới quyền của y đập phá bàn ghế, xé cờ Đệ Tứ CS, đốt tài liệu, sách báo.....chỉ vì phe Trotskyist muốn tránh đổ máu nên không kháng cự.

Sau khi thi hành cuộc khủng bố nầy, Trần Văn Giàu tuyên bố bắt đầu tàn sát phe Trotskyist ở Nam Bộ. Lần lượt, các thành viên phe Trotskyist đều sa lưới CS đệ tam.

Người ta còn nhớ, trong cuộc biểu tình mừng độc lập 2/9, chẳng những Giàu cho biểu dương lực lượng bằng 4 sư đoàn dân quân như là một sự thách thức đối với thực dân Pháp mà cũng kích thích lòng dũng cảm của toàn dân khi quân đồng minh tới, đồng thời cũng làm nản chí nhóm Trotskyist khi nhóm nầy kêu gọi dân chúng võ trang. Rồi cũng do lịnh Dương Bạch Mai, phóng thích những người Pháp bị bắt trong cuộc biểu tình ngày 2/9 để hòa hoãn với Pháp, đặng rảnh tay đối phó với người quốc gia. Lịnh phóng thích nầy làm cho dân chúng hoang mang, nghi ngờ thái độ của Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ. Chẳng những thế, Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ còn ra lịnh thật động trời: “Cấm mang võ khí như dao găm, mã tấu hay tầm vông vạt nhọn, súng trường....ngoa.i trừ dân quân và các toán an ninh, tự vệ của Lâm Ủy Hành Chánh.

Trong khi Việt Minh nhượng bộ Pháp, nhóm Đệ Tứ quốc tế tổ chức một cuộc biểu tình trước chợ Bến Thành, rải truyền đơn kêu gọi tăng cường các ủy ban nhân dân và võ trang quần chúng chống bọn đế quốc dù mang nhãn hiệu phát xít hay dân chủ.

Trong cuộc biểu tình nầy, nhiều biểu ngữ và khẩu hiệu nhằm chống áp bức, bất công xã hội như:

- Chia đất cho dân cày

- Công nhân làm chủ xí nghiệp

- Độc lập cho Đông Dương.

Trước vụ này, nhóm Đệ Tứ bị phản ứng từ hai phía Việt Minh và Pháp:

Báo Dân Chúng của Việt Minh tố cáo nhóm Trotskyist là Việt gian, xúi giục dân chúng làm loa.n.

Phía đồng minh và Pháp ra lịnh cho thống chế Terauchi phải chịu trách nhiệm giữ trật tự, tức phải dẹp các đám biểu tình như vậy (4/9).

Phái bộ đồng minh tới Sàigòn, Việt Minh vẫn tiếp tục bắt bớ, khủng bố nhóm Trotskyist, bắt một số lãnh tụ Hòa Hảo, rồi kết tội họ: âm mưu đảo chánh chính phủ tức Lâm Ủy Hành Chánh. Lý do nhóm Trotskyist trưng bằng chứng Giàu làm mật thám cho Pháp.

Ngày 7/9/45 tin Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi được lan truyền ở Sàigòn. Tin này được dán trước tòa soạn báo Tranh Đấu tại ngã tư đường Garros và Lagrandière. Nhóm La Lutte thách thức Trần Văn Giàu về vụ nầy, Giàu trả lời: vụ Tạ Thu Thâu bị bắt ở Quảng Ngãi không có liên quan gì tới Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ. Ủy ban hành chánh Quảng Ngãi không có quyền xét xử Tạ Thu Thâu. Cũng ngày đó, báo Cờ Giải Phóng của Việt Minh tại Hà Nội kêu gọi: “Phải triệt hạ ngay bọn Trotskyist. Lý do thầm kín vụ nầy là do ông Hồ. Vũ Thư Hiên viết:

“Ông Phạm Ngọc Thạch, trong một câu chuyện vui tại nhà tôi hồi đầu thập niên 1960 nói với ông Dương Bạch Mai:

- Mấy chả không ưa mầy, vì mầy thẳng như ruột ngựa, nghĩ sao nói vậy, mầy làm mấy chả mếch lòng, mới lòi cái vụ mầy hợp tác với đám Tờ-rốt-kít ra mà rêu rao.

- Thì mầy cũng bị mấy chả rêu rao là có thời chơi thân với Nhật đó thôi. Chơi với Tờ–rốt-kít thì mẩy cũng có chơi chớ bộ.

Dương Bạch Mai cười ngất:

- Nè, cẩn thận, sổ đen của mấy chả có ghi thêm vô chớ không có xóa đâu nghen!

“Theo cha tôi, thái độ của những người lãnh đạo CSVN đối với những người Tờ-rốt-kít là không thể hiểu đươ.c. Họ có thể đoàn kết với bất cứ ai khác, trừ những người Tờ-rốt-kít, thậm chí cả những hành động cụ thể chống lại nhà cầm quyền thuộc địa” (Hồi ký Vũ Thư Hiên)

Để giải thích thái độ bất cộng đới thiên nầy, người ta dẫn ông Hồ Chí Minh: “Đối với bọn Tờ-rốt-kít không thể có một thỏa hiệp hay nhân nhượng nào cả. Phải lột mặt nạ chúng như là tay sai của phát xít, phải tiêu diệt chúng về chính trị” (trích báo cáo của ông gởi Quốc Tế CS cuối năm 1939).

Quả ông Hồ có viết như vâ.y. Lập trường cứng rắn này của ông, được những người nghiên cứu tiểu sử ông giải thích bằng sự cần thiết: phải thanh minh trước một quốc tế đa nghi, dưới sự chỉ đạo của Stalin sắt thép.

Hồi ấy, quốc tế nghi ngờ lập trường cách mạng vô sản của ông Hồ, cho rằng nó không vững chãi. Ông cần sự ủng hộ của quốc tế cho mục đích giải phóng dân tộc hay cần tiền để sống qua ngày trong khi còn lang bạt nơi đất khách quê người, mà quốc tế là nguồn cấp đó?

Trở lại việc đồng minh tới Sàigòn gặp đại diện của Trần Văn Giàu. Đột ngột Giàu theo lịnh của đồng minh, ra lịnh: Đại bản doanh quân Nhựt có lịnh buộc Lâm Ủy Hành Chánh phải giải giới 4 sư đoàn mới thành lập vội vã ngày 29/8/45. Theo Giàu thì nhóm, Đệ Tứ biểu tình trước chợ Bến Thành, đòi võ trang dân chúng chiến đấu, tạo cơ hội cho ngoại quốc cướp đoạt chủ quyền của VN. Lại một lần nữa, Giàu đổ tội cho phe Đệ Tứ. Đối với Việt Minh, sách lược của họ cũng kỳ lạ: Khi giành được quyền hành, đánh không được thì đàm. Hòa đàm thất bại, bị dồn vào thế gần như đầu hàng thì lại đổ tội cho nhóm Đệ Tứ. Tại sao Việt Minh cầm quyền lại đổ tội cho kẻ khác khi đồng minh và Nhựt ra lịnh giải tán quân dân? Đó là thủ đoạn của Việt Minh.

Nhắc lại Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, nhận lịnh ông Hồ, tức tốc vào Nam đảo chánh Trần Văn Giàu. Nhiệm vụ bí mật của Việt và Lãnh là củng cố sự lãnh đạo của đảng CS miền Bắc. Họ mở phiên họp tại dinh thống đốc Nam Kỳ. Ngoài mặt, họ làm bộ cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh, mời nhiều nhân vật đối lập, bên ngoài đảng tham gia, làm ủy viên hoặc cố vấn, có mục đích cầm chân họ để tiêu diê.t. Đây là một thủ đoạn thâm độc, gian hùng của Việt Minh thời kháng chiến.

Chính Hoàng Quốc Việt (tên thật là Hà Bá Cang) là người được đảng CS miền Bắc cử theo dõi Tạ Thu Thâu khi Thâu về tới Quảng Ngãi. Khi Hoàng Quốc Việt và Cao Hồng Lãnh vừa lên đường, ông Hồ liền phái một nhóm binh lính trung thành với ông ta lên đường vào Nam để tăng cường quyền hành cho Việt và Lãnh, đề phòng phe miền Nam chống lại phe miền Bắc. Đó là các đạo quân Nam tiến Quang Trung, và một toán 72 khóa sinh mới tốt nghiệp khóa 4 quân chính vào Nam Bộ ngày 4/10/45. Các đoàn quân Nam tiến ấy với danh nghĩa là giúp dân Nam Bộ đánh Pháp. Độc giả có thấy sự khôi hài, giả tạo ở chỗ đó? Nam Bộ đâu thiếu nhân lực, tài lực, vật lực để kháng chiến mà phải nhờ đến Bắc chi viện? Bí mật lịch sử đó ít người biết. Sự thật, toán quân Nam tiến nầy chỉ bảo vệ quyền lợi của phe CS miền Bắc. Trong phiên họp cải tổ Lâm Ủy ngày 8/9/45, Việt và Lãnh chọn sẵn một nhân vật gốc đại điền chủ ở Trà Vinh, có vợ đầm là luật sư Phạm Văn Bạch làm chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh......Ủy ban mới cải tổ nầy gồm:

- Chủ tịch: Luật sư Phạm Văn Bạch

- Ủy viên quân sự: Trần Văn Giàu

- Ngoại giao: Phạm Ngọc Thạch

- Nội vụ: Nguyễn Văn Ta.o.

Các ủy viên: Ngô Tấn Nhơn, Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Văn Nghiêm, Huỳnh Văn Tiểng, Từ Bá Đước.

- Dự khuyết: Phan Văn Hùm (không nhận) Trần Văn Nho, Nguyễn Văn Thủ.

- Cố vấn đặc biệt: Huỳnh Phú Sổ

(Tài liệu của Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu, trang 260).

Hồi đó rất ít người biết thủ đoạn của Việt Minh. Họ rất quỷ quyê.t. Ngoài mặt Việt Minh luôn kêu gọi đoàn kết, liên hiệp, hợp tác, nhưng bên trong tìm cách ám sát, bắt cóc, thủ tiêu. Đường lối của Việt Minh là làm mọi cách độc chiếm chính quyền. Tạm giấu biệt bộ mặt thật CS, ông Hồ giả vờ giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương, nhưng vẫn duy trì và gia tăng sự lãnh đạo của đảng, nhứt là Nam Bộ. Khi mạnh, đánh được, thì phao vu, rồi trở mặt, tàn sát, tiêu diê.t. Khi yếu thế, đánh không được thì liên hiệp, đoàn kết. Ban ngày hợp tác trong các ủy ban, ban đêm tới mời họp, rồi thủ tiêu mất tích, cách làm việc của Việt Minh ở đâu cũng giống nhau. Khi Pháp mở cuộc tấn công, nhiều người tản cư về hậu phương, bị Việt Minh chận bắt, rồi kết tội là Việt gian rồi cho mò tôm. Chiến dịch dã man nhứt là thời gian 10 ngày hưu chiến trong tháng 10/45, Việt Minh gieo ác mộng kinh hoàng cho những người yêu nước, nhưng không chịu theo Việt Minh. Những ai không theo Việt Minh là Việt gian. Những ai không tản cư cũng là Việt gian. Chưa bao giờ dân ta trở thành Việt gian nhiều như dưới thời Việt Minh!

Theo tài liệu của Nam Đình, trong phiên họp cải tổ Lâm Ủy Hành Chánh do Hoàng Quốc Việt đóng kịch, có nhiều người đề cử các ông Trần Văn Thạch, Phan Văn Hùm, luật sư Dương Văn Giáo (Lập hiến)......làm ủy viên. Đây không phải là thiện chí của Việt Minh, muốn mở rộng thành phần chính phủ, mà chỉ là một thủ đoạn, một cái bẫy để lừa các nhân vật trên tham gia, cầm chân họ, để tới nhà bắt và giết đi. Sau khi phiên họp giải tán, nội tối đêm đó, Trần Văn Giàu liền trở mặt cho bao vây trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo tại đường Miche để bắt đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Nhân chứng vụ nầy là cụ An Khê Nguyễn Bính Thinh thuật lại như sau:

“...và một đêm, Mười Bạch, cảnh sát quận 1 do luật sư Huỳnh Văn Phương bổ nhiệm nhận được lịnh quái gở là đánh úp vào trụ sở Phật Giáo Hòa Hảo ở đường Miche. Mười Bạch có chịu ơn đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Khi ra khỏi khám Sàigòn, anh đến tá túc tại chỗ ở của vị giáo chủ Hòa Hào và đức Thầy có biệt nhãn với anh.

Đêm ấy, Mười Bạch cố tình tập họp quân lính trễ hơn nửa tiếng đồng hồ, và bí mật báo tin cho đức Thầy biết. Vì thế khi quân Việt Minh bao vây và tấn công vào ngôi nhà lầu của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, không tìm được đức Thầy ở đâu, chỉ bắt được vài trăm tín đồ. Mới liền hiệp hồi sáng, thì tối bao vây, tấn công, đánh úp. Đó là thế đoàn kết của Việt Minh!

Ngày 12/9/45, Giàu ra lịnh giải tán các bót cảnh sát, bỏ trống, trả võ khí cho Pháp. Các bót chánh ở mỗi quận có 15 súng trường, 25 súng lục trái khế, các bót phụ thì có 7 súng trường, 15 súng lục trái khế. Khi bị các cảnh sát trưởng chất vấn, Giàu trả lời:

Chánh phủ đang điều đình với Pháp để tìm một giải pháp khỏi đánh nhau, khỏi đổ máu. Muốn tỏ thiện chí, ta trả cho Pháp các thành lính, các bót cảnh sát cùng võ khí. Rõ ràng Việt Minh ở Bắc và Nam Bộ đều có chung một chính sách: Hòa hoãn với kẻ thù để tiêu diệt anh em trong nhà.” (Thư riêng của cụ An Khê).

Tình hình chiến tranh càng ngày thêm bộc phát. Được viện binh, Pháp khiêu khích khắp nơi. Vừa tới Sàigòn, quân Anh Ấn liền chia nhau chiếm lại các ngân hàng, ngân khố, phi trường, thương cảng, nhà đèn Chợ Quán, sở lọc nước...Việt Minh phản ứng yếu ớt rồi giao các cơ sở ấy cho Pháp, Anh.

Ngày 16/9/45, Ủy Ban Hành Chính dời về Tòa Đô Chánh, vì trụ sở tại dinh Norodom bị Anh chiếm la.i. Trong tình trạng lâm nguy tới nơi, Ủy Ban Hành Chánh ra thông cáo nhằm vào anh em, gây chia rẽ: Chính Phủ Lâm Thời Nam Bộ đang dự bị lập ủy ban điều tra mỗi tỉnh, mục đích xem xét và tố cáo bọn phản quốc. Bọn nầy sẽ bị tòa án nhân dân trừng trị, tài sản của họ sẽ bị tịch thu, ruộng đất của họ sẽ bị lấy lại và chia cho dân nghèo. Thông cáo này được đăng báo ngày 8/9/45 vì kể từ khi Việt Minh nắm chính quyền, báo chí Việt ngữ đặt dưới quyền điều khiển của Mai Văn Bộ, cán bộ tuyên truyền của Việt Minh. Đây là một thủ đoạn vừa ăn cướp vừa la làng, vừa vu khống họ vừa đán áp. Tiếp theo là một phong trào khủng bố lan tràn khắp nơi. Những ai đối lập với Việt Minh đều bị thủ tiêu bí mâ.t. Một cơ hội để Việt Minh trả thù. Những người biết các hành vi chỉ điểm của Trần Văn Giàu và đồng bọn sẽ bị bắt cóc, dẫn đi trong đêm tối và không bao giờ trở về.

Ngày 17/9/45,Ủy Ban Hành Chánh của Phạm Văn Bạch ra lịnh đình công: cấm bán hàng cho Pháp, cấm bồi bếp phục vụ cho Pháp. Ai làm việc đó sẽ bị coi là phản bội, là Việt gian. Sàigòn bắt đầu tê liê.t. Tại các nhà hàng, khách sạn, không có bồi bàn. Trên đường phố không còn xe xích lô, cu li. Bến tàu vắng ngắt. Mọi sự giao thông trên đường phố đều ngưng hoạt đô.ng. tình trạng nghiêm trọng thêm....

Trước tình trạng ấy, tướng Gracey ra lịnh mở cửa khám lớn Sàigòn, phóng thích tất cả những người Pháp bị Việt Minh bắt giữ vì tình nghi trong cuộc biểu tình ngày 2/9/45. Đồng thời Cédille võ trang cho 1400 tù binh Pháp bị Nhựt cầm tù mới được thả. Sở dĩ Cédille vừa chân ướt chân ráo tới Sàigòn mà lạc quan như vậy nhờ tiếp xúc với luật sư Béziat, chủ đồn điền cao su, Bazé....là những tên thực dân hạng nặng ở Sàigòn lâu năm. Ông Nam Đình kể lại:

“Hai người nói cho Cédille biết rằng: Việt Minh là CS, họ đã đứng cạnh Nhựt chống Pháp. Bây giờ đại tá cứ võ trang quân đội Pháp. Súng nổ là họ chạy hết. Chúng tôi biết người Việt nhiều. Cương quyết là họ chạy liền.

Cédille làm sao hiểu được lòng dân lúc bấy giờ? Ông ta cũng chẳng biết gì về phong trào kháng chiến của toàn dân Nam Bộ có một lời thề: Thà chết chớ không chịu nô lệ!.

Ngày 19/9/45, Cédille tổ chức một buổi họp báo. Bây giờ nhiều ký giả Anh, Mỹ, Pháp có mặt tại Sàigòn, nhứt là đoàn viết báo Pháp. Cédille tuyên bố:

- Việt Minh không phải là đại diện dân chúng VN. Họ không có đủ lực lượng để giữ trật tự an ninh ở Sàigòn. Quân đội Pháp sẽ đứng ra tái lập trật tự. Khi trật tự vãn hồi, Pháp sẽ thành lập cho VN một chánh phủ theo bản tuyên ngôn 24/3/45. Hai ngày sau, 12/9/45, đại tướng Douglas Gracey chỉ huy quân đội Anh Ấn ra lịnh:

- Cấm các báo Việt ngữ.

- Xử tử bất luận những kẻ nào âm mưu phá hoa.i.

Nghe lời Pháp, đại tướng Gracey làm cho dư luận quần chúng xôn xao. Gracey liền ra thông cáo số 1, dán khắp nơi.

“1. Quan đô đốc Lord Louis Mounbatten, tổng tư lịnh các đạo quân đồng minh tại Đông Nam Á, đã giao quyền cho ta là đại tướng D.D. Gracey, cai quản tất cả quân đội (Anh, Pháp và Nhựt) cùng các đội bảo an và quân đội khác.

2. Mọi người phải hiểu rõ rằng: ta nhất định sẽ dùng các phương pháp trung lập đến triệt để, đặng mà thi hành sự trần thuật ôn hòa trong thời kỳ giao thời giữa buổi chiến tranh và lúc hòa bình.

3. Thay mặt cho quan Tổng Tư Lịnh quân đội đồng minh, ta báo cho tất cả dân chúng phải hợp tác một cách triệt để mà thực hành cái mục đích đã nói trên. Luôn đây ta báo cho những kẻ bất lương, nhứt là trộm cướp...biết rằng: chúng sẽ bị tử hình ngay.

4. Những lịnh sau đây sẽ thi hành lập tức:

a/ Không được phép tổ chức một cuộc biểu tình và cuộc biểu diễn nào hết.

b/ Không được hội họp đâu hết.

c/ Không được mang võ khí bất kỳ là thứ nào, cho đến gậy, giáo, tầm vông vạt nhọn...trừ ra quân đội Anh và đồng minh và các quân đội nhà binh hay là Bảo An, có ta cho phép riêng mới đươ.c.

d/ Thiết quân luật theo lịnh ta mà nhà binh Nhựt đã buộc ở trong châu thành Sàigòn - Chợlớn từ 21 giờ rưỡi cho đến 5 giờ rưỡi sáng, sẽ còn thi hành và quang soát một cách nghiêm nhă.t.

Saigon, le 19 Septembre 1945

Ký tên: D. D. Gracey

Quan Tổng Tư Lịnh Quân đồng minh

đóng ở miền Nam Đông Dương.

Thông cáo nầy ký ngay, nhưng đến 21/9/45 mới dán ra khắp nơi cho dân chúng đọc và hiểu.

Với lực lượng viện quân, quân Pháp mới được thả từ khám tù, võ trang, khuya đêm 22 rạng 23/9/45, Pháp tung ra chiếm lại các công sở, các bót cảnh sát, công an dễ dàng vì Ủy Ban Hành Chánh của Việt Minh đã bỏ chạy từ trước. Tuy vậy, dân quân Sàigòn vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu.

Các ông Trần Văn Ân, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà thành lập Ủy ban phong tỏa Sàigòn Chợlớn. Việt Minh đã cao bay xa chạy ra Bình Điền, Chợ Đệm, rồi xuống Mỹ Tho.....mặc cho dân quân tự túc chiến đấu. Lực lượng quốc gia tự vệ của Nguyễn Văn Trấn được lịnh lùng sục hàng đêm, bắt cóc các nhân vật yêu nước, ngoài đảng Việt Minh, hoặc không chịu theo Việt Minh, rồi phao vu cho họ là Việt gian để xử tử một cách lén lút.

Trước ngày bỏ chạy xuống Hậu Giang, Ủy Ban Hành Chánh còn ra lịnh cho tất cả dân chúng chuẩn bị kháng chiến. Tản cư những ông già, bà cả và trẻ em, phụ nữ ra khỏi thành phố. Cùng ngày 20/9/45, Gracey gởi giác thư cảnh cáo Phạm Văn Bạch không dung thứ bất cứ hành động tẩy chay hay đình công nào.

Thứ bảy 22/9/45, quân Pháp chiếm nhà tù, bưu điện, ty cảnh sát ở Sàigòn. Trung tá Rivier được lịnh trang bị hoàn tất cho 12 đại đội của trung đoàn 11BB thuộc đi.a. Tờ mờ sáng ngày 23/9/45 Gracey bãi bỏ lịnh giới nghiêm và coi như toàn thắng. Khoảng 20.000 Pháp kiều có mặt ở Sàigòn xuống đường ăn mừng chiến thắng nầy bằng cách sỉ nhục và hành hung bất cứ người Việt nào họ gặp trên đường phố.

Phía Việt Minh lấy ngày 23/9/45 làm ngày bắt đầu của Nam Bộ kháng chiến. Đó là ngày toàn dân miền Nam nhứt tề đứng dậy theo tiếng gọi của non sông. Họ tạm quên thù nhà, quên những tội ác của Việt Minh đã giết các người yêu nước vì khác chính kiến. Chỉ trừ những gia đình có thân nhân bị giết lúc tản cư, được vài tháng, thấy không thể sống với Việt Minh, nên quay trở la.i. Từ đó có phong trào hồi cư. Ngoài Bắc sau 19/12/46, có phong trào Dinh tê, ta gọi về thành.

Một nhân chứng lịch sử, ông Ngô Văn kể lại những chi tiết:

“Tối, hồi 4:30 khuya đêm 22 rạng 23/9/45, Ủy Ban Hành Chánh đã rút khỏi Sàigòn từ trước. Tiếng súng bắt đầu im bặt lúc 6 giờ rưỡi sáng. Tờ báo Daily Telegraph, phóng viên người Anh tường thuật vụ nầy như sau: “Đêm 22/9 quân Pháp đã khủng bố và săn đuổi người Việt (lúc đó gọi là Annam). Họ bắt được hàng trăm người Việt, cho quỳ gối, đưa hai tay lên đầu ở phía trước tòa đô chánh, trước nhà bưu điê.n. Đây là hành động nhục mạ mà thực dân Pháp cố ý gây ra để trả thù người Viê.t.

Đêm 23/9/45, theo báo thì “Sàigòn nổi loạn toàn diện”. Trên nhiều đường phố, cây cối bị đốn ngã ra đường làm chướng ngại giao thông. Phong trào dân chúng nổi dậy lan qua các khu Khánh Hội, Cầu Kho, Bàn Cờ, Phú Nhuận, Tân Định, Thị Nghè và các khu vực đông dân quanh Sàigòn. Nhiều toán dân quân tấn công để cố chiếm lại thương cảng Sàigòn. Sáng sớm ngày 24/9, quân Anh bắt đầu lục soát những nhà ở trung tâm Sàigòn Chợlớn. Còn các thủy thủ lục soát khu vực quanh bến tàụ”

Đột ngột, chiều 24/9, dân quân Sàigòn mở cuộc phản công quân Pháp. Hồi ký Trần Tấn Quốc viết:

“Sáng ngày 24/9 tình hình Sàigòn khá yên tĩnh, nhưng xế chiều, tình hình thay đổi hẳn. Một đội dân quân tiến theo đường Verdun (Lê Văn Duyệt trước năm 1975) tràn vào trung tâm Sàigòn, chiếm chợ Bến Thành, kéo thẳng đến đại lộ Bonard (Lê Lợi), xả súng bắn vào các vị trí của Pháp. Mặt khác nhiều đội dân quân (ổ kháng chiến từ Xóm Chiếu) vượt qua cầu Ông Lãnh, đổ bộ lên Sàigòn, tiến vào đại lộ De La Somme (Đường Hàm Nghi). Súng nổ khắp nơị”

Đại tướng Gracey họp báo cho biết:

Lúc ấy không có lấy một ngọn đèn. Trong cảnh tăm tối ấy, mọi người đều tự hỏi những gì đã xảy ra, những gì sẽ xảy đến, và mọi người đặt cho Gracey nhiều câu hỏi dồn dâ.p. Xa xa, nhiều đám lửa rực trời. Một cảnh tượng kinh hoàng bao trùm nhà hàng Continental. Rất đông đàn bà trẻ em Pháp lánh nạn tại nhà hàng. Ở đây không còn một miếng nước, không có một tia sáng đèn điện, chốc chốc lại được tin người Pháp nầy, người Pháp nọ chết. Những tin làm điên đầu cứ truyền ra. Tiếng súng nổ không ngớt, làm rối loạn thần kinh. Khi ấy dân quân chiếm đóng tất cả các khu vực ngoại ô. Gracey không muốn để xảy ra chuyện lớn, nhưng tránh làm sao khỏi dùng võ lực?

Qua đêm 25, chợ Bến Thành vẫn cháy rực trời. Hăng máu, Việt Minh cho Ba Nhỏ, một tên du đãng khát máu, chỉ huy một toán quân tấn công cư xá Herault ở Tân Định, giết hàng trăm người Pháp, kể cả đàn bà, trẻ con. Báo chí Pháp phẫn nộ về vụ nầy và gọi Việt Minh là bọn dã man. Vụ nầy gây nhiều tiếng vang ở ngoại quốc. Từ đó thề: “Lột da bọn Annamite”.

Buổi sáng ngày 26/9, thiếu tá Dewey, trưởng toán Embarkement bị giết tại chợ Sàigòn vì lịnh của Hoàng Quốc Việt muốn trả thù bất cứ người da trắng nào.

Vì cái chết này mà ông Hồ phải viết thư xin lỗi chính phủ Mỹ, và sau đó Hoàng Quốc Việt bị triệu hồi về Bắc.

Nhân chứng lịch sử Trần Văn Ân kể lại:

“Ngày 16/9/45, chúng tôi gồm Nguyễn Văn Sâm, Trần Văn Ân, Kha Vạng Cân, Hồ Văn Ngà lập ủy ban phong tỏa Sàigòn, Chợlớn...

Một buổi sáng nọ, ở Chợlớn, vùng Lò Gốm, Kha Vạng Cân chạy tới nơi chúng tôi ở trọ, nhà anh Nguyễn Bá Tường, quản lý hãng thuốc lá Bastos, bảo:

- Anh Sâm, anh Ân, hai anh nên lánh mặt lập tức. Đêm qua bỗng dưng anh Hồ Văn Ngà đã bị bắt....Thế rồi chúng tôi lánh mặt, bỏ ủy ban phong tỏa đô thành......”

Trên các ngả đường, còn nhiều người lũ lượt tản cư. Các đường tỏa ra ngoại ô như Thủ Đức, Lái Thiêu, Hốc Môn, Bình Chánh, Chợ Đệm đều đông nghẹt những chiếc xe bò, xe ngựa, xe đạp thồ......chở đầy những rương, tráp, đồ vật cần thiết.....đoàn người

ra đi trong hỗn loa.n. Dưới sông, ghe xuồng, tam bản nườm nượp chở đồ tản cư... Đi đâu? Mọi người ngơ ngác hỏi nhau: Mạnh ai nấy đi. Đi đâu cũng được, miễn ra khỏi cái thành phố đang khói lửa ngút trời. Ai có thân nhân ở miền quê thì về quê, ai không có vẫn cứ đi......

Trong khi đó, suốt ngày 25/9, nhiều trận đánh dữ dội giữa quân Pháp và dân quân để tranh giành chiếm các đầu cầu như trận Cầu Kiệu, một địa điểm trên rạch Thị Nghè. Vào lúc nửa đêm 24/9, một đại đội hỗn hợp quân Anh Pháp từ Tân Định kéo xuống Cầu Kiê.u. Họ chia làm 2 cánh: từ đường Paul Blanchy (Hai Bà Trưng) và từ Bến Tắm Ngựa, tức phía trước đường Mac Mahon (sau nầy là Công Lý). Hai bên chọn hai đầu cầu làm ổ kháng cự. Giữa lúc tình thế chiến đấu sôi nổi, không thấy một tên Việt Minh nào, chỉ có dân quân, thanh niên tự nguyện chiến đấu và hy sinh, không cần biết họ thuộc thành phần nào. Trận đánh Cầu Kiệu diễn ra hai ngày ác liê.t. Vì võ khí thô sơ, quân kháng chiến phải rút về Gò Vấp, rồi qua An Phú Đông. Sở dĩ mặt trận Cầu Kiệu còn cầm cự được 2 ngày là nhờ toán binh sĩ Nhựt rã ngũ yểm trợ.

Dưới cờ Đệ Tứ quốc tế, các toán dân quân chiến đấu gồm những công nhân võ trang đã đánh những trận lớn đầu tiên ở Dakao, Bàn Cờ, Cầu Kho, Ngã Sáu, Chợ Quán, Vĩnh Hội, Chánh Hưng, Cây Quéo (Gia Định), Gò Vấp, Nhà Bè.....với sự tham gia của dân quân tự nguyê.n. Không thấy một bóng dáng Việt Minh Cộng Sản nào, dù là ở cấp chỉ huy. Lúc nầy, Chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ, Hoàng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh, đại diện chính phủ trung ương đã chạy xuống tới Sóc Trăng (24/9).

Riêng mặt trận Thị Nghè, trong số 214 chiến sĩ, có đến 210 người đã hy sinh (Ngô Văn). Vào ngày thứ ba của trận đánh (28/9). Ủy Ban Hành Chánh còn ra lịnh bằng truyền đơn: “giải giới các toán dân quân kháng chiến thuộc nhóm La Lutte, đang đánh nhau với Pháp mà không có lịnh của Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ. Rõ ràng, Việt Minh chỉ muốn giành độc quyền lãnh đạo, chớ không chịu chiến đấu.

Tại Gò Vấp, bất chấp lịnh của Ủy Ban Hành Chánh, một toán dân quân gốc công nhân trạm xe điện, do Liên đoàn Cộng sản quốc tế Đệ Tứ tổ chức gồm 60 người, tự động nổi dậy chống Pháp. Nhóm nầy có khoảng 400 hoặc hơn gồm công nhân xe điện thuộc Tổng công đoàn, một bộ phận do Giàu lập ra để kiểm soát lực lượng công nhân. Lực lượng này chống lại việc mang cờ Việt Minh và lực lượng công nhân cứu quốc do Việt Minh chỉ huy. Người cầm đầu tổ chức nầy là Trần Đình Minh, do công nhân bầu lên, đã chiến đấu dưới cờ Đệ Tứ quốc tế (Ngô Văn). Tổn thất đầu tiên của nhóm Đệ Tứ Cộng sản quốc tế là

- Hồ Văn Đức, một thợ may góc Mỹ Tho

- Trần Văn Nghị, thuộc nhóm cảm tử quân, chết tại An Phú Đông.....

Một nhân chứng lịch sử kể lại:

“Những vị trí khác như Cầu Bông, trạm xe điện, cầu Thị Nghè....đêm đêm có lính gác, bắn cầm canh khi thấy thấp thoáng xa xa có bóng người, chớ không phải Việt Minh tấn công như họ đã rêu rao đánh cả trăm tên lính Pháp.

Vì bóng dáng những tên lính gác cầu Thị Nghè thường làm cho Ủy Ban Hành Chính tỉnh Gia Định Nguyễn Văn Chiêu lo sợ Pháp đánh úp, nên ra lịnh cho Ủy Ban rút về cù lao An Phú Đông ở Gò Vấp cho an toàn......”

Đêm đêm, pháo binh của Pháp từ phía Tân Sơn Nhứt bắn vèo vèo trên đầu dân Hạnh Thông Tây, trước khi rơi, nổ ầm ầm trên cù lao An Phú Đông. Rồi một buổi sáng, bến đò An Phú Đông, ngày thường tấp nập kẻ qua người lại, trở nên vắng như chùa bà Đanh, vậy có nghĩa là Ủy Ban Hành Chính tỉnh Gia Định đã bỏ An Phú Đông, chạy tuốt qua Lái Thiêu rồi lên Thủ Dầu Một mất da.ng. Chiến thuật chuồn êm, đem con bỏ chợ, làm bia đỡ đạn tiếp diễn khắp nơi ở Nam Bộ......

Chỉ huy các toán dân quân và thợ thuyền võ trang thuộc liên đoàn Cộng sản quốc tế Đệ Tứ không được, các lực lượng võ trang Việt Minh đe dọa tiêu diệt, chặn đánh họ, làm cho tàn quân của Đệ Tứ quốc tế phải rút về phía Đồng Tháp Mười. Ở đây, nhóm nầy được Đệ Tam sư đoàn của Nguyễn Hòa Hiệp che chở. Ông Nguyễn Hòa Hiệp là lãnh tụ VNQĐD đang phản đối Việt Minh Cộng Sản độc tài. Trong cuộc bôn đào nầy, quốc tế Đệ Tứ còn mất thêm các đồng chí:

- Chị Quý, một nữ y tá, các anh Đồng, Thiê.u.

- Trần Văn Thanh, Nguyễn Văn Hương, Trần Quốc Kiểu và 6 đồng chí khác từ các đồn điền cao su Tây Ninh tới......

Một đoàn quân của Liên đoàn Cộng sản quốc tế Đệ Tứ khác, rút về Thủ Đức gồm:

- Nguyễn Văn Lịnh, Lê Ngọc

- Nguyễn Văn Nam, Ngô Văn Xuyết. Tác giả Ngô Văn đã gặp họ tại ấp Tân Lộ. Lúc nầy một toán Việt Minh đã có mặt tại Thủ Đức từ 26/9/45. Mục đích của họ là săn đuổi, chặn bắt các tổ chức chống Pháp ngoài Mặt Trận Việt Minh để tiêu diê.t. Bạn đọc thấy cung cách lãnh đạo kháng chiến của Việt Minh như thế nào?

Trước tình thế lưỡng đầu thọ địch, các đồng chí (lời Ngô Văn) kể trên phải võ trang để tự vệ trước hai kẻ thù Pháp và Việt Minh. Cuối cùng toán nầy cũng phải dàn quân chiến đấu để rút lui về Đồng Tháp Mười, chiếm các khu sình lầy ở đây làm cứ điểm. Ngô Văn Xuyết bị Việt Minh bắt và xử bắn ngay bên bờ sông Vàm Cỏ tháng 10/45. Người ra lịnh bắn Ngô Văn Xuyết là một thầy giáo làng, tên Trọng, được Việt Minh cử làm chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Tân An 1 tháng trước. Ngô Văn Xuyết bị bắt giam chung với một nhóm độ 30 người tình nghi, trong đó có một người đàn bà điên, tối ngày cứ chửi tên Tro.ng. Người đàn bà này bị Trọng kết tội vô lễ, sau đó cũng bị bắn. Khu vực các nạn nhân nầy bị giam trước khi xử bắn là một thánh thất Cao Đài, ven sông Vàm Cỏ Tây. Lần đó, cả 30 người tình nghi đều bị bắn. Lúc bị giam chung trong thánh thất, qua một tấm vách ngăn mỏng, đêm đêm người ta nghe tiếng rên la thảm thiết của một nông dân nghèo bị Việt Minh kết tội gián điê.p. Sự thật anh ta trở lại nhà đào khoai cho con ăn, sau đó anh bị tra tấn, cuối cùng bị đâm chết một cách hết sức dã man.

Sau đó, Việt Minh chuyển tác giả Ngô Văn tới một ngôi nhà lợp lá tại Sông Xoài (Xoài hột?), đã biến thành trại giam. Tại đây, tác giả Ngô Văn gặp lại các đồng chí, trong đó có cô Thu, người đã giám sát việc phân chia ruộng đất cho nông dân. Tất cả những phần tử chánh trị bị Việt Minh bắt giam, đều bị một tên CS từ Côn Đảo về kết tội và tử hình: Trần Đình Minh bị bắn ngày 13/1/46 tại Mỹ Lơ.i. Các công nhân Lê Ngọc, Lê Kỳ, Lê Văn Hương bị Việt Minh ám sát vì tội Việt gian tại Hốc Môn.

Trong suốt tháng 10/45, Việt Minh lợi dụng thời gian hưu chiến từ 2 tới 10/10 mặc sức lùng sục như chó săn, tìm kiếm, săn đuổi những nhóm chiến đấu ngoài tổ chức của họ, những nhân sĩ, trí thức yêu nước, khác chính kiến, các lãnh tụ những đảng phái quốc gia, Cao Đài, Hòa Hảo, Trotskyist...đều lần lượt sa lưới Việt Minh. Tại miền đông lúc nầy Dương Bạch Mai đã có mặt tại Biên Hòa, chỉ huy cuộc lục soát, chặn bắt các trí thức tản cư để giam riêng, chờ ngày giờ thuận tiện để thủ tiêu. Ở miền tây, đặt dưới quyền sanh sát của Nguyễn Văn Tây (Thanh Sơn), cán bộ từ Côn Đảo mới về, cùng với Phạm Hùng coi vùng Mỹ Tho. Tại Sàigòn Chợlớn, có Nguyễn Văn Trấn, hung thần ác quỷ, đã sát hại rất nhiều nhà yêu nước như Bùi Quang Chiêu, Lê Quang Liêm......Vào năm 1945, tôi có nghe đồng bào nhắc lại (lời ông Dương Đình Lôi) cơ quan quốc gia tự vệ cuộc của ông Bảy Trấn đóng tại ngã ba giáp nước, kinh xáng Lý Văn Mạnh đổ ra sông Chợ Đê.m. Ba tôi nói hầu hết các vụ giết người là do cơ quan nầy tự động làm, không thông qua Ủy Ban Hành Chánh. Họ coi như có quyền hành riêng biệt để sanh sát bất cứ ai. Vì vậy, thời bây giờ các điền chủ, tư sản, có người bỏ cơ nghiệp trốn về thành ẩn trú. Nhiều ông phủ, ông huyện (hàm) thời Tây có đất đai, nhà máy cũng phải ngả theo cách mạng, cho con em theo kháng chiến, hoặc bản thân họ đỡ đầu cho vệ quốc đoàn trong những năm đầu kháng chiến để được yên thân. Nhưng nhiều nơi, con đi kháng chiến, họ vẫn về nhà sát hại người cha như thường......Lúc bấy giờ Việt Minh có một chính sách nghi ngờ những viên chức làng xã, hương chức hội tề cũ, sợ những người này sẽ ngã theo Pháp khi Pháp trở lại, nên họ giết trước để trừ hậu hoa.n. Có một điều, cho tới nay ai ai cũng biết là thời đó, các Ủy ban kháng chiến hành chánh gồm những người yêu nước thật sự, nhưng bọn Việt Minh Cộng Sản sử dụng họ như những tấm bình phong, để che đậy tội ác, đồng thời lôi cuốn các thành phần khác trong xã hội theo khẩu hiệu đại đoàn kết toàn dân bịp của Hồ Chí Minh........ (thư riêng cho tác giả).

Trong một đoạn hồi ký, bác sĩ Trần Nguơn Phiêu có kể lại:

“Khi cuộc cách mạng tháng 8 khởi sự ở Nam Bộ, thì một số thanh niên vùng Gia Định, xuất thân từ các trường Sàigòn, Chợlớn tập hợp lại trong tổ chức Thanh Niên Học Sinh Tân Bình. Pháp tái chiếm Sàigòn với sự tiếp tay của quân Anh. Mặt trận Tân Bình tan vỡ khi Pháp phá được vòng vây về phía Gia Đi.nh. Một phần các anh em di chuyển về Biên Hòa. Sau đó, một số gia nhập đoàn tuyên truyền lưu động của Đặng Ngọc Tốt để về miệt Hậu Giang.

Khi quân đội Anh, Pháp tiến chiếm Biên Hòa thì thành phần chính trị và quân sự Việt Minh được điều động cấp tốc đi vào khu. Thành phần du kích địa phương, trong đó có Mã, được chỉ thị ở lại đánh trì hoãn để bộ phận lớn rút đi an toàn. Khi quân Anh Pháp bắt đều mở rộng vòng vây, thì những dữ kiện mới làm cho Mã có những ý nghĩ băn khoăn. Giáo sư Trần Văn Quế cũng như những nhà ái quốc khác bị đày Côn Đảo được về đất liền. Sau đó thầy được cứ làm cố vấn cho viên chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh tỉnh Biên Hòa. Vị nầy tất nhiên là một người của đảng CS, miệng thì thao thao giáo điều, nhưng chữ nghĩa rất kém. Việc gì cũng phải hỏi ý kiến nhân vật cao cấp là Dương Bạch Mai, ủy viên thanh tra chính trị miền Đông, đại diện cho Trần Văn Giàu, chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh Nam Bộ.

Khi cơ quan hành chánh sắp phải rời tòa hành chánh tỉnh, thì phần đông các người trí thức, nhân sĩ, giáo viên.....bi. tập trung đưa đi trước, vì Việt Minh lo sợ họ có thể cộng tác với Pháp. Tình cờ khi đi chích thuốc, Mã được nghe người thân tín của viên tỉnh ủy hỏi:

- Cố vấn thì sao?

Y trả lời:

- Thì cứ thi hành lịnh của anh Mai đối với tụi trí thức.

Mã cấp tốc báo với giáo sư Quế, thì giáo sư ngao ngán trả lời:

- Qua cảm ơn em. Thiệt các anh đệ tam lúc nào cũng vâ.y.

Sau đó, giáo sư tìm cách trở về thánh địa Tây Ninh. Sau này gặp lại giáo sư Quế (1972) nói: “Trước kia qua được làm cố vấn ở Biên Hòa vì người ta (Việt Minh) muốn cầm chân, không để qua về được Tây Ninh mà thôi”. Trong những người bị tập trung thời đó, còn có ông Phan Văn Hùm, một nhân vật chính trị danh tiếng miền Nam.....

Những sự kiện trên cũng như nhiều diễn tiến sau nầy, đã giúp Mã nhiều kinh nghiệm để không còn tin tưởng ở người CS. Miệng họ thì hô hào đoàn kết quốc gia để chống Pháp, nhưng trong lòng thì chủ trương phải tiêu diệt những thành phần yêu nước có thể có khả năng lãnh đạo khác ho..”

Một đoạn khác, bác sĩ Trần Nguơn Phiêu kể: Một hôm, anh trưởng đoàn thanh niên cấm trại đi hội về, bí mật thông báo cho anh em thân tín là sẽ có cuộc nổi dậy chống và yêu cầu anh em chuẩn bị góp sức. Với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, mặc dầu chưa biết phong trào sẽ do đoàn thể nào khởi xướng, nhưng anh em vẫn bắt tay phân công lo nhiệm vụ nổi dậy vùng Sàigòn, Chợlớn. Hăng hái nhứt là anh Trần Thanh Nhàn....... Phần tổ chức võ trang là anh Trần Thạnh Mâ.u. Anh Mậu người làng Vĩnh Lợi, Gò Công, có nhiệt tâm với đất nước, thường bàn với anh em nội trú về tương lai VN trong giờ chiều sau buổi ho.c. Khi Việt Minh cướp chánh quyền ở miền Nam, anh thuộc những thanh niên tiền phong đã góp sức, nhưng đã bị CS đem xử tử ở sân vận động Gò Công cùng nhiều thanh niên trí thức, và ông Nguyễn Văn Thành, giáo sư sử địa trường Pétrus Ký. Lý do thầm kín là vì thuộc thành phần trí thức, hăng hái nhưng hay chỉ trích CS địa phương. Đảng Tân Dân Chủ bấy giờ có phái Đặng Ngọc Tốt từ Sàigòn đến can thiệp, nhưng không hiệu quả. Tốt chỉ còn có khóc và ôm anh em trước giờ hành quyết mà thôi. Về sau chính Đặng Ngọc Tốt cũng bị Việt Minh hãm ha.i. (ghi chú của tác giả). Hồi đó vùng Sàigòn, Chợlớn do Nguyễn Văn Trấn là trùm công an, núp dưới mỹ từ tự vệ, muốn bắt muốn tha hay giết tự quyền. Ông Bùi Quang Chiêu đã bị quốc gia tự vệ cuộc của ông Trấn tới bắt tại nhà, rồi đem giết cùng với 3 người con trai của ông Chiêu tại Chợ Đê.m. Chúng tôi sẽ có một bài viết riêng về cái chết của ông Bùi Quang Chiêu, do chính người con gái của ông là bà Renée Bùi thuật la.i. Luật sư Hình Thái Thông, đang chủ tọa một phiên họp các đại biểu làng, tổng liên tỉnh, liền bị Việt Minh bao vây và bắt đi. Nội trong đêm luật sư Hình Thái Thông bị Thanh Niên Tiền Phong dẫn di hạ sát bằng cách chôn sống tại Quơn Long, Chợ Gạo trước khi Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ rút vào Đồng Tháp Mười. Trước khi chôn sống, luật sư Thông bị mổ bụng một cách dã man, rồi chôn chung vào một hầm tập thể, còn nhiều tiếng rên la thảm thiết. Theo tác giả Ngô Văn, chánh phủ VN khám phá được hầm nầy để tìm hài cốt nạn nhân, trong đó có ông Hồ Văn Ngà (?).

Theo bác sĩ Trần Nguơn Phiêu: riêng trường hợp ông Hồ Văn Ngà thì bị giết nguội về sau, khi ông bị giam ở Kim Quy, Đá Ba.c. Cùng bị giam với ông Hồ Văn Ngà có ông Trần Quang Vinh, một nhân sĩ Cao Đài danh tiếng. Ông Nguyễn Thành Phương và Vũ Tam Anh tổ chức phá khám để giải thoát hai ông Vinh và Ngà, nhưng chỉ cứu được ông Trần Quang Vinh, Hồ Văn Ngà hôm đó được một cán bộ giữ khám là học trò cũ mời về nhà dùng cơm. Ông Ngà sau đó bị giết ở Hòn Đá Bạc.......

......Ông Hồ Văn Ngà đã nói với những người giết ông: Giết thì giết nhưng đừng kêu “qua” là Việt gian!

Sau đó còn một nhóm thuộc Đệ Tứ quốc tế tiếp tục chiến đấu với Pháp ở Chợlớn, rồi rút về Chợ Đệm, bị tự vệ của ông Trấn giải giới, rồi mất tích luôn. Hồi tháng 8/9/45, Chợ Đệm là một trung tâm giam giữ và hành quyết của Việt Minh. Ông Trấn dùng chành lúa của Võ Lợi Trinh làm khám nhốt những người bị Việt Minh bắt vì tình nghi, vì sợ uy tín của họ hay vì ngăn ngừa họ tranh giành quyền bính với Việt Minh. Đêm đêm có tiếng rên la thảm thiết vì bị Việt Minh tra tấn dã man, khiến cho dân chúng Sàigòn, Chợlớn nghe nói đến Chợ Đệm phải rùng mình. Chúng tôi sẽ trở lại việc nầy trong một bài khác.

Hứa Hoành

Đỗ Tuấn Hải sưu tầm (ĐTNHV)